Xuất Khẩu Sang Mỹ Vững Luật Thì Không Thiệt

Giám đốc Công ty luật Baker&McKenzie Fred Burke cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản.
Đây là một trong những khuyến nghị cụ thể cho lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam dự hội thảo “Nhận diện rủi ro xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa kỳ, EU và phương thức bảo vệ cho nhà lãnh đạo, doanh nghiệp”, ngày 21/8, tại TPHCM.
Đến hết tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 15,86 tỷ USD nhưng gần đây nhiều DN đang phải đối mặt với các vụ kiện thương mại tại thị trường này.
Hàng hóa của Việt Nam bị thu hồi, bị kiện tại thị trường Mỹ phần lớn là không đáp ứng đúng tiêu chí về dư lượng hóa chất, thiết kế sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng…
Để tránh rủi ro, DN cần nắm vững luật pháp Mỹ về các quy định cho hàng hóa nhập khẩu. Những thông tin cung cấp trên bao bì sản phẩm phải chuẩn xác, rõ ràng và nhất thiết phải có ghi chú cảnh báo khi sử dụng.
Ông Bình Nguyễn, Giám đốc khu vực Đông Dương của Fedex, khuyên các DN phải tìm hiểu các thông tin quy định về hàng hóa trên website của Hải quan Hoa Kỳ trước khi xuất hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm, dược phẩm. Bởi nếu để tình trạng hàng bị trả lại DN sẽ phải trả nhiều chi phí cho việc kiểm định, lưu kho, vận chuyển…
Còn ông Fred Burke thì cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản. Khi bị vướng vào vụ kiện, DN phải thể hiện trách nhiệm, hợp tác với cơ quan chức năng, đồng thời nhanh chóng liên hệ luật sư bàn thảo cách thức giải quyết.
Related news

Nghề nuôi lươn trong những năm gần đây phát triển mạnh trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, tình hình bệnh trên lươn nuôi thương phẩm diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc định hướng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.