Xuất Khẩu Nhãn Cù Lao An Hòa Sang Mỹ

Chiều 27-11, đại diện Công ty Nhiệt Đới (Bến Tre) cho biết, trái nhãn trồng trên cù lao An Hòa (thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) vừa được cơ quan chức năng nước Mỹ cấp mã code nhập khẩu vào thị trường nước này, với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Đầu tháng 12-2014 tới, công ty Nhiệt Đới sẽ xuất khẩu lô nhãn đầu tiên (hơn 2 tấn) vào thị trường Mỹ.
Đây là giống nhãn ngoại, được ông Phạm Hữu Hiện – chủ nhân thương hiệu “nhãn Út Hiện”, ở cù lao An Hòa du nhập và thuần dưỡng gây trồng thành công tại địa phương. Nhiều năm qua, ông Hiện và HTX nhãn Châu Thành đã xây dựng, quản lý và sản xuất theo quy trình GAP được hơn 100ha nhãn IDO, với sản lượng 3.000 tấn/năm, cung ứng cho công ty Nhiệt Đới tiêu thụ ở các nơi.
Ông Hiện còn cho biết, trong năm 2015, vùng trồng nhãn cù lao An Hòa sẽ bắt tay vào quản lý sản xuất theo quy trinh Global GAP để mở hướng xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/11/368297/
Related news

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.

Phát huy lợi thế 127km chiều dài của hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những năm qua mô hình nuôi cá lồng trên sông đã từng bước được hình thành và phát triển. Do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ô-xi cao nên cá lớn nhanh, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng.

Khi được hỏi về những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Lường Văn Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ) phấn khởi cho biết: Mô hình kinh tế trang trại VACR của gia đình anh Nguyễn Xuân Tuyến, bản Co Củ là một trong số điển hình của xã.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!