Xuất khẩu hạt điều ước tính đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2015

Ngày 23/11, tại Hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần thứ 7 năm 2015, do Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch VINACAS cho biết, trong bối cảnh hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đều giảm thì ngành điều vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng cao.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2015, số lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam là 272.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,97 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng trên 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo năm 2015, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD; trong đó, nhân điều 2,3 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay.
Với kết quả này, ông Thanh cho biết, năm 2015 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.
Mặc dù đạt được những bước tiến đáng kể trên thị trường điều quốc tế nhưng ngành hạt điều Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều/năm.
Tuy nhiên trong nước chỉ cung cấp được 500.000 tấn, số còn lại phải nhập chủ yếu từ châu Phi và Campuchia.
Do đó, vấn đề kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu nhập khẩu nói riêng và ngành điều Việt Nam nói chung đang được VINACAS đặt lên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để giám sát vấn đề này, VINACAS đã hỗ trợ 300 điểm trình diễn mô hình trồng điều theo hướng thâm canh, sạch hơn; tổ chức các buổi gặp gỡ với các đối tác châu Phi để đảm bảo yêu cầu chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu; phối hợp với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra các nhà máy chế biến điều xuất khẩu…
Related news

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.