Xuất khẩu cua ghẹ sang các thị trường chính đều giảm
Theo VASEP, tính riêng trong tháng 10, giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam chỉ bằng 73,5% của cùng kỳ năm trước.
Điều này khiến tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt hơn 95 triệu USD, giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu cua ghẹ sang 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU đều giảm lần lượt là 32%, 16% và 34%.
Đối với thị trường Mỹ, VASEP cho biết, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ trong 4 tháng gần đây cũng giảm liên tục.
Sự sụt giảm tại thị trường lớn nhất, chiếm gần 48% tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ, chính là nguyên nhân chính khiến tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang các nước trên thế giới của Việt Nam giảm.
Do sụt giảm liên tục, nên 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cua ghẹ sang đây chỉ đạt gần 45,5 triệu USD, giảm hơn 18% so với cùng kỳ.
Thị trường Nhật Bản, sau khi tăng trưởng tốt trong quý 3 năm nay, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 10 đã giảm so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật Bản trong tháng 10 chỉ đạt gần 3,7 triệu USD, giảm hơn 16% so với tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, với xuất khẩu cua ghẹ sang đây trong 10 tháng đầu năm hầu hết đều tăng trưởng tốt, nên tổng giá trị xuất khẩu trong 10 tháng vẫn tăng hơn 22% so với cùng kỳ, đạt gần 19 triệu USD.
Và với kết quả này, Nhật Bản đã vượt qua EU đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu cua ghẹ chính của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015.
Với thị trường EU, từ tháng 6 trở lại đây, xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường EU của Việt Nam giảm liên tục.
Tốc độ sụt giảm càng về cuối năm càng tăng.
Chính sự sụt giảm này khiến thị trường này tụt xuống vị trí thứ 3.
Giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang đây trong tháng 10 chỉ đạt gần 1,7 triệu USD, giảm hơn 34% so với cùng kỳ.
Và trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất gần 17 triệu USD các sản phẩm cua ghẹ sang đây, giảm hơn 18% so với cùng kỳ.
Với tình hình như hiện nay VASEP dự kiến, 2 tháng cuối năm, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sẽ phục hồi, tuy nhiên lượng tăng sẽ không nhiều.
xuất khẩu sang thị trường EU và Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm trong từng tháng do ảnh hưởng của đồng EUR và JPY.
Related news
Trong những năm gần đây, du khách tìm về các khu du lịch Nhà Mát - Bạc Liêu, bãi tắm mũi Nai - Hà Tiên, chùa Hang - Kiên Lương hoặc Phú Quốc ngày càng đông. Do đó nhiều dịch vụ mua bán, ăn uống cũng sôi động hẳn lên khiến cho dân miền biển tăng tốc các hoạt động đánh bắt các loài đặc sản biển như cua đá, cua biển, ghẹ và nghêu, sò... trong đó, sôi động nhất là nghề săn ghẹ.
Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...
Hơn một tháng nay, tại nhiều vùng quê bãi ngang ven biển, ngư dân làm các nghề giã cào, lưới, đặt rập… khai thác được ghẹ và các loại giáp với số lượng đột biến.