Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cá tra tinh chế có xu hướng tăng

Xuất khẩu cá tra tinh chế có xu hướng tăng
Publish date: Thursday. May 28th, 2015

Từ 1/1/2015 đến 15/4/2015, XK cá tra Việt Nam đạt giá trị 418,541 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong nửa đầu tháng 4 vừa qua, XK cá tra đã có dấu hiệu tăng nhẹ 1,7%, đạt giá trị 61,69 triệu USD. XK cá tra từ 1/1/2015 đến 15/4/2015 chủ yếu vẫn là sản phẩm philê đông lạnh, tươi, nguyên con, chiếm 98,68% tỷ trọng. Trong khi đó cá tra tinh chế chỉ chiếm 1,32% tỷ trọng, đạt giá trị 5,5 triệu USD.

Đáng chú ý là trong những tháng đầu năm nay XK cá tra tinh chế có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cá tra phile đông lạnh lại có dấu hiệu sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra cho biết thị trường khó khăn nên doanh nghiệp đã tìm cách chào các mặt hàng tinh chế nhằm gia tăng giá trị.  

XK cá tra sang thị trường chủ lực là EU tiếp tục giảm 15,3%, đạt giá trị 81,48 triệu USD. Tuy nhiên, thị trường Mỹ lại có dấu hiệu tăng nhẹ 1,4%, NK cá tra đạt giá trị 92,39 triệu USD. Nguyên nhân là do trong nửa đầu tháng 4 vừa qua, XK cá tra sang Mỹ tăng rất mạnh 94,5% đạt giá trị 14,38 triệu USD. Đồng USD đang tăng sẽ là thuận lợi cho DN khi XK sang thị trường Mỹ.    

Tại thị trường ASEAN, XK cá tra đến 15/4/2015 đạt giá trị 39,68 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là thị trường NK lớn thứ 3 sau Mỹ và EU có mức tăng trưởng dương mặc dù mức tăng vẫn còn ở mức thấp. Giá XK sang một số nước trong khu vực ASEAN không tăng, tiêu thụ chậm.

XK cá tra sang Mexico đến 15/4/2015 đạt giá trị 28,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2014. Theo một số DN, Chính phủ Mexico hiện đang đặt hy vọng vào cá rô phi, được phát triển với tốc độ nhanh như là một loài nuôi có triển vọng nhất trong nuôi thủy sản của nước này. Do vậy, nếu Mexico đẩy mạnh nuôi cá rô phi để tiêu thụ trong nước thì trong tương lai sẽ giảm NK một số loài cá thịt trắng trong đó có cá tra.


Related news

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Tuesday. November 4th, 2014
Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.

Tuesday. November 4th, 2014
Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Tuesday. November 4th, 2014
Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

Tuesday. November 4th, 2014
Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa) Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa)

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Tuesday. November 4th, 2014