Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ Tăng Trưởng Chậm Lại

Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ Tăng Trưởng Chậm Lại
Publish date: Friday. June 29th, 2012

Ngày 14/6, hai Thượng nghị sỹ Mỹ là John McCain và John Kerry đã có bài phát biểu trước Thượng viện Mỹ, bày tỏ sự không đồng tình với Dự luật Nông trại 2008 của Mỹ, cũng như các nỗ lực chuyển giao quyền giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (USFDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Theo Thượng nghị sỹ McCain, sẽ là bất hợp lý khi Mỹ thành lập cả một văn phòng mới trong USDA chỉ để giám sát cá da trơn. Thượng nghị sỹ McCain chỉ rõ, mục tiêu đằng sau việc thành lập văn phòng này là nhằm dựng lên hàng rào thương mại đối với việc NK cá tra từ Châu Á để bảo hộ cho ngành sản xuất cá da trơn trong nước và khiến cho người tiêu dùng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn. Còn Thượng nghị sỹ John Kerry cho rằng, việc thành lập Văn phòng giám sát NK cá tra từ Châu Á không phục vụ lợi ích công cộng, thủ tục chồng chéo nhau sẽ dẫn đến các vụ trả đũa thương mại và đẩy Mỹ vào một chuỗi xung đột quản lý.

Văn phòng giám sát của USDA được dựng lên như một biện pháp bảo hộ nhằm ngăn cản luồng sản phẩm cá tra NK vào thị trường Mỹ và cuối cùng đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là người tiêu dùng Mỹ.

Mặc dù cá tra nói riêng và cá da trơn NK nói chung vẫn đang bị áp lực từ những người nuôi cá nheo Mỹ nhưng XK cá tra và cá da trơn vào Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng.

XK cá tra Việt Nam sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2012 tuy vẫn tăng trưởng dương nhưng mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá tra sang Mỹ 5 tháng đầu năm nay đạt 146,1 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 98% của cùng kỳ năm ngoái. Giá XK cá tra sang thị trường này đang có xu hướng giảm, một phần nguyên nhân do xu hướng giảm giá chung của một số loài cá nước ngọt. Hiện nay chỉ có hơn một nửa người tiêu dùng Mỹ vẫn duy trì được mức tiêu thụ thủy sản tương đương với giai đoạn trước suy thoái kinh tế.

Theo số liệu của Mỹ, 4 tháng đầu năm nay nước này NK 72,6 triệu pao cá da trơn và cá tra, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá tra chiếm trên 90% tổng NK đạt 68,4 triệu pao, trong đó NK nhiều nhất từ Việt Nam với 67,7 triệu pao, tăng so với 46,6 triệu pao của cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó NK cá da trơn từ Trung Quốc chỉ đạt 4,1 triệu pao, tăng 61% so với 2,5 triệu pao của cùng kỳ năm ngoái. NK cá da trơn từ Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay tăng hơn so với năm ngoái nhưng thấp hơn so với cùng kỳ từ năm 2007 đến năm 2011. Giá cá da trơn NK từ Trung Quốc có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay nhưng lại tăng mạnh so với cùng kỳ của 3 năm từ 2009 đến 2011.

Ngành cá da trơn Mỹ đang bị thu hẹp. Chế biến và tiêu thụ cá da trơn nuôi của Mỹ liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay, trong khi lượng hàng dự trữ lại có xu hướng tăng.

Trong khi đó, NK cá rô phi nguyên con đông lạnh vào Mỹ 4 tháng đầu năm nay đạt 27,6 triệu pao, tăng 9% so với 25,9 triệu pao của cùng kỳ năm ngoái - mức tăng thấp hơn của cá da trơn và cá tra. Thực tế, Mỹ đang gia tăng NK một số loài cá nước ngọt để bù đắp sự thiếu hụt lượng cá nước ngọt nội địa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới này "đã ra khỏi phòng cấp cứu". Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cho biết, kinh tế Mỹ tăng trưởng một cách “khiêm tốn” và tỷ lệ thất nghiệp cao có thể rơi xuống dưới 8% vào cuối năm nay.

Thủy sản được coi là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Người tiêu dùng Mỹ ngày càng tăng nhu cầu thủy sản trong bữa ăn, nhất là đối với các sản phẩm giá trị gia tăng như thủy sản tẩm ướp, xiên que. Họ cũng quan tâm đến giá trị sản phẩm, như chất lượng phải tương xứng với giá bán. Người mua đánh giá chất lượng căn cứ vào tính đa dạng, độ an toàn, dinh dưỡng và nhãn hàng phổ biến, có uy tín. Như vậy, thủy sản nuôi ở một mức giá nhất định có thể là chiến lược kinh doanh hứa hẹn đối với các hãng bán lẻ.

Related news

Venezuela phê chuẩn thỏa thuận hợp tác nông nghiệp với Việt Nam Venezuela phê chuẩn thỏa thuận hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Ngày 18/11, Venezuela đã chính thức phê chuẩn các thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2015-2018 được hai nước ký kết hồi tháng Tám vừa qua, và đăng văn bản luật phê chuẩn trên Công báo số 40790 ra cùng ngày.

Thursday. November 19th, 2015
Nông nghiệp Việt đón sóng TPP Loay hoay với bài toán gạo Nông nghiệp Việt đón sóng TPP Loay hoay với bài toán gạo

Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.

Thursday. November 19th, 2015
Tiếp tục phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 Tiếp tục phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Thursday. November 19th, 2015
Đón sóng TPP nguy cơ ngành chăn nuôi thua trên sân nhà Đón sóng TPP nguy cơ ngành chăn nuôi thua trên sân nhà

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.

Thursday. November 19th, 2015
Nông nghiệp Việt Nam đón sóng TPP cơ hội và thách thức Nông nghiệp Việt Nam đón sóng TPP cơ hội và thách thức

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Thursday. November 19th, 2015