Xuất Khẩu Cá Rô Phi Giống Sang Thị Trường Nam Mỹ
Hiện nay, Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu NTTS 1 đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Công Dưỡng, Giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã xuất khẩu được hơn 26.000 con cá giống rô phi bố mẹ sang thị trường các nước Nam Mỹ, chủ yếu là Mexico và Colombia, với giá mỗi con từ trên 7 USD đến 12 USD.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi sinh trưởng trong điều kiện không tối ưu và chương trình chọn giống tạo quần đàn siêu đực từ phương pháp lai xa khác dòng để xuất khẩu.
Đối với thị trường trong nước, trung tâm đã cung cấp mỗi năm từ 35-50 triệu con cá giống đơn tính cho các tỉnh phía Bắc.
Nếu như trước đây, Trung tâm phải thuê mặt bằng sản xuất, thì nay đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trong giai đoạn một (2011-2014), trung tâm được đầu tư 64 tỷ đồng xây dựng hai cơ sở chuyên chọn giống, lưu giữ đàn cá giống rô phi vàng và rô phi hồng; cơ sở nhân giống, thử nghiệm và phát tán cá giống trên vùng diện tích 7ha.
Khi giai đoạn một đi vào hoạt động trong năm 2014, trung tâm sẽ cung cấp mỗi năm 250.000 con cá giống bố mẹ cho các địa phương sản xuất cá giống phục vụ nuôi cá thương phẩm.
Related news
Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
Vụ nuôi thủy sản năm 2013, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có 19.650 ha nuôi tôm. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương này chiếm tới 640 ha, tập trung ở hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B.
Đợt dịch tai xanh vừa qua tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có gần 4.400 con heo bị nhiễm vi rút Lelystad, trong đó 1.573 con chết, phải tiêu hủy bắt buộc. Sau khi mầm bệnh được dập tắt, người chăn nuôi muốn mau chóng gầy dựng lại đàn gia súc (tái đàn) nhưng họ đang gặp phải khó khăn vì giá heo giống và heo choai nuôi thịt liên tục tăng lên...
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có một diện tích đất trồng lúa dựa vào nguồn nước trời và thực tế thu hoạch khá bấp bênh. Giống lúa P6 đột biến bén duyên với mảnh đất Quảng Nam bước đầu đem lại tín hiệu khả quan cho người nông dân.
Với giá bán 7.000 - 12.000 đồng/kg, người trồng dưa hấu trong tỉnh Quảng Ngãi vui như… Tết! Chẳng thế mà cạnh những ruộng dưa đang thu hoạch dở, nhiều diện tích vốn là đất của mía đã được nông dân lên hàng, phủ bạt để trồng dưa hấu! Dẫu vẫn biết có thể trắng tay.