Xuất khẩu cà phê tuột dốc

Hiện giá cà phê đang thu mua trong dân cũng đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Từ nông dân cho đến thương lái, doanh nghiệp đang gồng mình chịu lỗ, tiếp tục trữ hàng để chờ giá cà phê khởi sắc trở lại. Nhiều doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường đầy sóng gió này.
* Càng trữ hàng, càng lỗ
Hiện giá cà phê do thương lái thu mua trong dân chỉ còn khoảng 36.500 đồng/kg, mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Do suốt thời gian qua, giá cà phê liên tục giảm khiến nhiều nông dân còn tồn từ 50 - 60% sản lượng cà phê của niên vụ trước. Tình trạng này càng đáng lo ngại khi nhiều nhà vườn, cà phê bắt đầu bói quả chín và chỉ khoảng hơn 1 tháng nữa là vào vụ thu hoạch mới. Ông Trương Văn Phụng, nông dân tại xã Hàng Gòn (TX.Long Khánh) lo lắng: “Rất nhiều nông dân lo lắng trước tình trạng giá cà phê bất lợi như hiện nay vì chi phí vật tư, công lao động không ngừng tăng cao, trong khi giá cà phê đứng ở mức thấp trong thời gian dài. Vụ thu hoạch vừa qua, nhiều nông dân trồng cà phê rơi vào cảnh thua lỗ. Vụ tới, nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì việc nông dân tiếp tục chặt cà phê là điều không tránh khỏi”.
Một thương lái chuyên thu mua cà phê tại TX.Long Khánh chia sẻ, chưa bao giờ thị trường cà phê gặp khó khăn như hiện nay. Giá thấp khiến thương lái thu mua trữ hàng, kỳ vọng giá sẽ tăng vào cuối vụ. Hiện hàng tồn còn rất nhiều nhưng với mức giá quá thấp như hiện nay lại không thể đẩy hàng. Theo đó, nhiều thương lái và doanh nghiệp nhỏ đang gồng mình chịu lỗ. Các doanh nghiệp lớn thì thường không để hàng dự trữ mà sang tay ngay nên hoạt động giao dịch, mua bán của thị trường đang chựng lại, có giai đoạn hầu như đóng băng vì có đơn hàng họ cũng không dám nhận vì giá thấp, e ngại không thu gom không đủ lượng hàng trong một thời gian ngắn và phải đền hợp đồng.
* Sân chơi của “ông lớn”
Trong giai đoạn các đại lý, doanh nghiệp nội địa điêu đứng, có nguy cơ phá sản vì trữ một lượng hàng lớn trong một thời gian dài và hiện vẫn chưa có dấu hiệu cà phê sẽ phục hồi giá. Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành này, thì đây đang là giai đoạn sàng lọc về “sức khỏe” doanh nghiệp. Qua đó, các doanh nghiệp nhỏ, yếu sức sẽ mất đi, nhường sân chơi cho các doanh nghiệp lớn mạnh về nguồn vốn. Trong đó, các tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm G.C (huyện Trảng Bom), nhận xét trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất cà phê nội đang thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Áp lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt và lợi thế đang nghiêng về các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Ông Thứ cho biết thêm: “Thời gian qua, doanh nghiệp đầu tư mạnh thêm lĩnh vực chế biến cà phê với mục tiêu xuất khẩu cà phê chế biến Việt Nam ra thế giới. Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu được 100 tấn cà phê sang thị trường Mỹ. Dự kiến từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp xuất khẩu thêm khoảng 200 tấn sang thị trường này. Tuy nhiên, thời gian đầu chúng tôi phải chấp nhận làm gia công theo yêu cầu và tiêu chuẩn của đối tác, vì cà phê chế biến mang thương hiệu Việt hiện chưa có chỗ đứng tại các nước phát triển có yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm”.
Related news
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.