Xuân Đài đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là một xã đặc biệt khó khăn, quy mô diện tích trên 6.600ha, dân số gần 6.000 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao xuất phát điểm kinh tế, xã hội của Xuân Đài khá thấp, nên khi triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới rất khó khăn. Khi rà soát lập quy hoạch xã mới có gần 10 tiêu chí cơ bản đạt, trong đó những tiêu chí quan trọng như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, đặc biệt thu nhập đầu người rất thấp.
Năm 2011 bình quân thu nhập đầu người của xã mới ở mức gần 6 triệu đồng, chưa bằng 50% bình quân chung của tỉnh. Thấy rõ những bất lợi, khó khăn của địa phương, gần 5 năm qua Đảng ủy, UBND xã đã xác định rõ bước đi, có biện pháp tích cực, hữu hiệu để triển khai chương trình. Với phương châm tranh thủ tốt đầu tư, hỗ trợ bên ngoài với huy động nội lực sở tại, Đảng ủy, UBND xã tập trung tận dụng các nguồn vốn đầu tư cho xã nghèo, chương trình 135, nâng cấp mạng lưới điện nông thôn… để củng cố hạ tầng, đồng thời chỉ đạo các khu, xóm tích cực đổi mới sản xuất để nâng cao thu nhập.
Trên cơ sở quy hoạch, 5 năm qua xã đã huy động trên 66 tỷ đồng đầu tư phát triển, trong đó có gần 60 tỷ đồng đầu tư vào các hạng mục công trình hạ tầng như làm mới, nâng cấp trên 30km đường nông thôn, xây dựng các trường học, điện, nước sạch… Từ đó cải tạo đáng kể hệ thống hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Trên cơ sở lợi thế địa phương là sản xuất nông, lâm nghiệp xã chỉ đạo các hộ thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng kết hợp giữa truyền thống với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, giá trị. Hàng năm toàn xã đã tích cực mở rộng diện tích trồng cây vụ đông đưa diện tích gieo trồng lên trên 450ha, cao hơn trước 80-90ha/năm. Khác với trước đây cây lúa chủ yếu sản xuất quảng canh, bây giờ xã chỉ đạo đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật SRI, bón phân cân đối để tăng năng suất, hiệu quả.
Đặc biệt bà con đã mở rộng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn với cây lúa, gieo cấy bằng giống đặc sản. Vụ đông chuyển sang trồng ngô nếp, rau màu phù hợp với yêu cầu, thổ nhưỡng để tăng giá trị. Nếu trước đây một ha gieo cấy giống lúa lai, lúa thuần truyền thống năng suất đạt bình quân 53-54 tạ/ha, chỉ cho thu nhập 50-60 triệu đồng/năm, nay chuyển sang cấy giống đặc sản vẫn năng suất đó cho thu hoạch đạt 70-80 triệu đồng. Hay một sào trồng ngô lai thường chỉ cho thu hoạch trên dưới 1 triệu đồng, chuyển sang trồng ngô nếp giá trị tăng gần gấp đôi. Nhờ chú trọng thay đổi cơ cấu cây trồng mà xã đã phát huy hiệu quả, lợi thế có nhiều diện tích canh tác, tăng quy mô trồng trọt, đảm bảo an ninh lương thực - vấn đề nhiều địa phương ở huyện nghèo Tân Sơn chưa giải quyết được.
Năm 2014 xã đã đạt sản lượng lương thực trên 2.510 tấn, bình quân đầu người 400 kg. Đi đôi với trồng trọt, xã chú trọng phát triển chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, làm rừng… vừa giải quyết thu nhập, tạo việc làm. Khác với trước chăn nuôi chủ yếu tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn tự nhiên vài năm qua xã chỉ đạo đẩy mạnh sang chăn nuôi quy mô lớn sản xuất hàng hóa, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại. Hầu hết đàn bò cóc địa phương được lai tạo, nuôi bò sinh sản, bò thực phẩm. Đàn lợn sử dụng giống siêu nạc, thức ăn công nghiệp thay thế dần nuôi tận dụng. Nhiều hộ phát huy lợi thế nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa cũng là hướng sản xuất hàng hóa cho thu nhập khá.
Với lợi thế xã có trên 5.200ha đất đồi rừng, Xuân Đài vận động bà con làm tốt công tác quản lý bảo vệ với trồng cây, trồng rừng. Thông qua các chương trình, dự án bình quân hàng năm, xã trồng mới trên 200ha, khai thác gần 13 ngàn m3 gỗ. Ngoài ra xã còn khuyến khích tạo điều kiện để các hộ phát triển TTCN như sản xuất cơ khí nhỏ, cơ sở chế biến nông, lâm sản, làm dịch vụ tạo thu nhập. Không chỉ quan tâm chú trọng phát triển kinh tế, trong quá trình thực hiện chương trình, Xuân Đài còn tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân thay đổi nếp sống lạc hậu, quan tâm giữ gìn môi trường, sức khỏe, trật tự an ninh, tạo điều kiện để con em học hành.
Với những nỗ lực kết quả đến nay xã nâng thu nhập bình quân đầu người lên 14 triệu đồng/khẩu, cao hơn năm 2010 gấp hai lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 18%, giảm 50% so với trước 2011, vượt mục tiêu 6%. Các chỉ tiêu văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị… đều xếp loại khá, đạt tiêu chí nông thôn mới. Do chú trọng hài hòa cả đầu tư cơ sở hạ tầng với phát triển kinh tế, xã hội mà từ 2014 đến nay chương trình xây dựng nông thôn mới của Xuân Đài có bước tiến vượt trội. Nếu trước năm 2013 xã mới đạt 10 tiêu chí thì hết năm 2014 đã cơ bản đạt 15 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đều tiệm cận, tạo cơ sở phấn đấu hết năm 2015 cơ bản đạt 19 tiêu chí.
Trao đổi về kinh nghiệm và hướng thực hiện trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Do xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng nên huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng khó khăn, nhiều người cho khó khăn, song với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thời gian qua xã đã đạt được kết quả khả quan. Có điều hạ tầng cơ sở khó vì phải đầu tư nguồn vốn lớn, song tích cực huy động một thời gian vẫn có thể hoàn thành, nhưng với phát triển kinh tế xã hội lại đòi hỏi sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của cộng đồng, nếu không tìm được sự đồng thuận sẽ là rào cản lớn khó thực hiện.
Điển hình như tiêu chí thu nhập dù ai cũng muốn giàu, có nhưng khi chỉ đạo thay đổi cung cách làm ăn ở nhiều hộ rất khó nếu không quyết liệt thay đổi tư duy kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thì không chỉ khó đạt mục tiêu tăng thu nhập mà còn kéo theo cả vấn đề thay đổi cơ cấu lao động. Hay như vấn đề môi trường tưởng như đơn giản, song để đạt mục tiêu yêu cầu không thể một sớm, một chiều. Có những vấn đề với địa bàn đồng bằng đơn giản, nhưng với miền núi là phong tục, tập quán nên tạo được chuyển biến không đơn giản. Với kết quả, kinh nghiệm đã đạt được hy vọng hết năm nay xã cơ bản đạt tiêu chí, tiếp tục hoàn thiện để đưa Xuân Đài trở thành xã nông thôn mới điển hình ở miền núi.
Related news
Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.
Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.
Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.
Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.