Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú

Ngày 6/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, sau nhiều tháng theo dõi, nghiên cứu, đơn vị đã thực hiện xét nghiệm thành công bệnh vi bào tử ở tôm sú.
Tuy chưa tìm ra cách điều trị, nhưng với kết quả xét nghiệm này là thành công lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản địa phương. Đặc biệt, Bạc Liêu là một trong những tỉnh đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đầy đủ trang thiết bị để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh vi bào tử nhiễm trên tôm sú, giúp người nuôi tôm sú yên tâm sản xuất.
Bệnh vi bào tử là dạng ký sinh trùng nội tế bào, gây tổn thương tế bào gan, tụy ở tôm. Bệnh xuất hiện trên tôm sú gần đây, đặc biệt trong năm 2010, bệnh vi bào tử đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu, nhất là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp. Đến thời điểm này, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ phòng ngừa là chính, bằng cách chọn con giống không nhiễm bệnh.
Việc Bạc Liêu đưa vào xét nghiệm bệnh vi bào tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tôm địa phương, giảm chi phí và thời gian so với trước đây phải gửi mẫu kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân nuôi tôm đến từ các tỉnh, thành trong khu vực.
Với chi phí 50.000 đồng/mẫu và thời gian trả kết quả sau 24 giờ, bà con nuôi tôm có thể liên hệ tại Phòng Xét nghiệm bệnh thủy sản thuộc Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu.
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 125.000ha, phần lớn nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến. Riêng nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp khoảng 15.000ha.
Hiện 100% diện tích tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến được thả nuôi, riêng mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp chỉ mới thả giống được khoảng 5.000ha.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện loại bệnh vi bào tử, thời tiết bất lợi làm cho nhiều nông dân thua lỗ, gây thiệt hại nặng. Với việc xét nghiệm thành công loại bệnh này, không chỉ giúp người nuôi tôm biết cách phòng ngừa, giảm thiệt hại, mà còn giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường, nhất là hàng hóa xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế bền vững cho địa phương./.
Related news

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).

Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.