Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Xây Nhà Cho Bò Tránh Lũ

Xây Nhà Cho Bò Tránh Lũ
Publish date: Sunday. July 7th, 2013

Xây nhà cho bò nghe có vẻ như là chuyện lạ nhưng thực tế tại Hà Tĩnh, hàng trăm ngôi nhà kiên cố đã được nhân dân các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang xây dựng để tránh lũ cho trâu bò từ mấy năm gần đây. Có nhà tránh lũ, hàng trăm hộ dân đã thoát cảnh phải cơm đùm cơm gói dắt trâu bò đi sơ tán hàng mấy ngày trời khi mưa lũ đến.

Về nơi rốn lũ của 11 xã vùng ngoài đê La Giang Đức Thọ, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng và cảm phục trước những ngôi nhà tránh lũ cho gia súc mà nhân dân Đức Thọ đã xây dựng thời gian gần đây. Đến xã Đức Châu, Chủ tịch Nguyễn Văn Hiếu cho biết: “Đức Châu có đàn trâu bò khá đông.

Mỗi khi có lũ về, người dân phải mang trâu bò đi 5 - 6 km gửi lên các xã vùng núi để tránh lũ; có khi lũ về nhanh quá không kịp trở tay, toàn bộ tài sản trôi hết ra biển. Để chủ động trong phòng tránh mưa lũ, cách đây mấy năm, một vài hộ đã nghĩ ra cách làm nhà tránh lũ cho trâu bò và mô hình này đã đưa lại hiệu quả thiết thực nên nhân dân các xã ngoài đê theo nhau ồ ạt xây nhà tránh lũ.

Đến nay, xã Đức Châu đã có gần 100 nhà tránh lũ. Nhà thường được xây 2 tầng bằng bê tông kiên cố, diện tích từ 40 - 60 m2, chiều cao khoảng từ 5 - 9 m với kinh phí trung bình khoảng từ 15 - 30 triệu đồng/nhà”. Ông Hoàng Nghĩa Bình, xóm 2, xã Đức Châu nói: “Trước đây chưa có nhà tránh lũ thì hàng năm cứ mỗi khi gần có bão lũ đến, chúng tôi phải dắt trâu bò, đem gia cầm đi gửi ở các xã vùng cao hoặc cơm đùm cơm nắm dắt bò sang tận các xã lân cận của tỉnh Nghệ An để gửi; lũ rút, lại vội vàng đưa chúng về.

Thế nhưng từ khi có nhà tránh lũ này, những ngày bình thường thì cho trâu bò ở tầng dưới, tầng trên để thức ăn dự trữ cho chúng; khi lũ đến thì đưa trâu bò, gà vịt lên tầng trên, rất nhẹ nhàng và thuận tiện....”. Không riêng xã Đức Châu mà nhân dân các xã ngoài đê ở Đức Thọ đều đã bắt đầu thi nhau xây nhà tránh lũ cho trâu bò. Đến nay, toàn huyện Đức Thọ đã có trên 300 ngôi nhà tránh lũ cho hơn 6.500 con gia súc và trên 2 vạn con gia cầm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Hữu Bé nói: “Nhà tránh lũ ở Đức Thọ hoặc là kết hợp nhà ở với nhà tránh lũ cho cả người và gia súc; hoặc là làm nhà tránh lũ cho gia súc, gia cầm biệt lập, nhưng dù hình thức nào thì cũng phát huy hiệu quả rất tốt.

Ngày bình thường họ sử dụng nhà để ở, khi lũ đến họ dùng dự trữ thuốc men, nước, thực phẩm và cho gia súc, gia cầm tránh trú. Nhu cầu làm nhà tránh lũ thì rất nhiều nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên rất nhiều hộ chưa làm được nhà tránh lũ. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh để nhân dân vùng lũ đỡ vất vả hơn khi mỗi năm phải chạy lũ đến mấy lần".

Giáp với Đức Thọ, huyện Hương Sơn cũng có hàng trăm nhà tránh lũ cho gia súc. Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Nhân dân vùng hạ Hương Sơn ở ven sông Ngàn Phố có phong trào xây nhà cho trâu bò tránh lũ từ mấy năm nay rồi. Các xã có nhiều nhà tránh lũ như: Sơn An, Sơn Tân, Sơn Mỹ, Sơn Hà…

Đặc biệt, có một số xã như Sơn An, Sơn Tân, rất nhiều hộ dân thuần túy nông nghiệp nhưng đã xây dựng được nhiều nhà tránh lũ kiên cố, là điều chúng tôi rất mừng. Nhà tránh lũ thực ra có nhiều công năng và đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp nhân dân tránh lũ cho trâu bò và cất giữ các vật dụng khi mưa lũ đến rất an toàn. Hương Sơn có hàng ngàn con gia súc phải di dời đến các xã vùng núi cao tránh lũ, nhưng mấy năm gần đây số lượng gia súc phải chạy lũ giảm hẳn nhờ có nhà tránh lũ này”.

Ghé vào xã Sơn Tân, ngôi nhà tránh lũ dành cho chú bò mộng nhà chị Nguyễn Thị Hoà, xóm 3 được vệ sinh sạch sẽ, xây bao kín đáo. Chị Hoà nói: “Gia đình tôi đầu tư gần 20 triệu đồng làm cái nhà tránh lũ này được mấy năm rồi. Nhờ có nó mà mấy năm nay trâu bò nhà tôi không phải chạy lũ như trước đây nữa. Tôi nghĩ nhà nào làm nông nghiệp mà làm được một ngôi nhà tránh lũ cho trâu bò thế này là điều rất tốt…”.

Huyện Vũ Quang hiện đã có hàng trăm ngôi nhà tránh lũ, tập trung chủ yếu ở các xã thường xuyên ngập lũ như Đức Đồng, Đức Giang, Đức Liên, Đức Hương. Theo chân Trưởng phòng NN&PTNT Nguyễn Thanh Sơn đi xem một số ngôi nhà tránh lũ của bà con xã Đức Bồng, chúng tôi thấy rằng, nhà tránh lũ ở đây cũng được người dân xây dựng dưới nhiều hình thức, có thể kết hợp làm nhà ở, hoặc tách riêng nhà ở và nhà tránh lũ cho gia súc gia cầm riêng.

Bình quân mỗi nhà chi phí hết khoảng 20 - 30 triệu đồng/cái; nhà có thể chứa được 3 - 5 con trâu, bò và rất nhiều lương thực, nhu yếu phẩm khi mùa lũ tới. Anh Sơn bảo rằng, hộ nào làm được nhà tránh lũ cho trâu bò là khỏi phải lo chuyện sơ tán chúng khi mưa lũ đến; hộ nào chưa làm được, cứ cận kề mùa lũ là lo ngay ngáy tìm chỗ dắt trâu bò đi gửi. Thật vất vả và nguy hiểm.

Những ngôi nhà tránh lũ cho gia súc ở Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang là sản phẩm của kinh nghiệm dân gian, rất thiết thực và hiệu quả, góp phần rất lớn trong việc phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều hộ gia đình vì quá khó khăn về kinh tế nên không thể xây được nhà tránh lũ, vì vậy, khi mưa lũ đến phải lặn lội sơ tán trâu bò, rất gian khổ, thậm chí là cả nguy hiểm đến tính mạng. Nhân dân rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ bằng các chính sách hỗ trợ làm nhà tránh lũ cho trâu bò để nhân dân vùng lũ đỡ vất, nguy hiểm hơn mỗi khi bão lũ đến.


Related news

Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm Chống Nóng Cho Gia Súc, Gia Cầm

Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35-380C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Tuesday. July 23rd, 2013
Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL

Mùa lũ từ tháng 7- 11 hàng năm. Trong 75 năm qua, ở ĐBSCL chỉ có 01 năm không xảy ra lũ tụt (1998), lũ càng lớn, mức ngập lụt càng sâu, diện ngập lụt càng rộng. Mưa lớn trong các tháng 8, tháng 10, trùng với lúc có đỉnh lũ, làm cho thời gian rút nước kéo dài. Vì vậy, chỉ có thể phát triển bò sữa ở những vùng "kiểm soát dược lũ”, có đê bao bảo vệ khu dân cư và chuồng trại bò sữa, bảo đảm giao thông trong mùa lũ, các khu trồng cỏ không bị úng ngập dài ngày.

Sunday. July 7th, 2013
Chăm Sóc Bê Nghé Chăm Sóc Bê Nghé

Trong tuần đầu không được thả bê ra ngoài, sau đó nếu thời tiết tốt thì có thể thả bê ra ngoài với mục tiêu vận động, thời gian chỉ khoảng 1-2 giờ/ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi có thể chăn thả cùng mẹ trên đồng bãi

Wednesday. July 10th, 2013
Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ

Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ.

Tuesday. July 23rd, 2013
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa

Ngay sau khi bê được sinh ra, nếu dây rốn không tự đứt, người đỡ đẻ dùng tay trái cầm rốn bê, cách cuống rốn khoảng 10 cm, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải vuốt mạnh rốn xuôi về cuống và cắt rốn ở khoảng cách 5 - 6 cm, sau đó sát trùng chỗ cắt bằng cồn iốt 5%.

Thursday. August 8th, 2013