Xây dựng thương hiệu gạo Việt là quá trình lâu dài

Chiều 1.10, Chính phủ họp báo thường kỳ thông báo về kết quả phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9.2015 và trả lời những vấn đề dư luận nóng được dư luận quan tâm.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%.
Trong đó, công nghiệp tăng 9,57%, nông nghiệp ước tăng 2,08%, dịch vụ ước tăng 6,17%. Ước cả năm GDP tăng trên 6,5%, vượt kế hoạch đề ra (6,2%), cao nhất trong 8 năm qua.
Trả lời vấn đề gạo Việt Nam chưa có thương hiệu có phải do cách điều hành của nhà quản lý, tập trung vào số lượng, bán sản phẩm thô mà chưa hướng đến chất lượng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết:
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong đó đề ra nhiều giải pháp phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp bảo đảm chất lượng và đưa gạo Việt Nam tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm của cả Chính phủ, các cơ quan, địa phương liên quan và của doanh nghiệp, người nông dân”- Bộ trưởng Nên nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề nông nghiệp, trước vấn đề ngành chăn nuôi có thể “thua trên sân nhà” khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, việc tham gia sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cho nước ta, nhất là đối với một số mặt hàng nông sản như thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò và hoa quả.
"Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đoàn đàm phán của ta đặc biệt quan tâm tới những lợi ích của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mở thêm thị trường cho xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ thực hiện bảo hộ hợp lý, nhất là với những ngành có khả năng cạnh tranh thấp, để có thêm thời gian cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả" - Bộ trưởng Nên cho hay.
Về trường hợp bổ nhiệm giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam có nhiều vấn đề như không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình…, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết:
"Bộ Nội vụ đã nắm bắt thông tin về vụ việc trên, để có câu trả lời chính thức việc bổ nhiệm giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam có đúng quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện hay không, Bộ đã thành lập tổ công tác vào Quảng Nam làm việc để xem xét" - ông Tuấn thông tin.
Related news
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.

FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ và cấp Bằng bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong nước, sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu đã dần nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không đăng ký CDĐL nước ngoài thì sản phẩm này khó giữ được thương hiệu truyền thống.