Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Sạch Cát Tiên

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.
Ông Ngô Xuân Hiển – Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - cho biết, nước và phù sa của sông Đồng Nai đã tưới và bồi đắp cho cánh đồng Cát Tiên có được hạt lúa mang hương vị đặc biệt và được xem là cây trồng chủ lực của huyện.
Để phát triển thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”, thời gian qua, huyện đã tập trung khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương để ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời, phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất lúa giống nhằm chủ động nguồn giống chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất, tổ chức liên kết với các công ty giống để sản xuất và tiêu thụ lúa giống.
Bên cạnh đó, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Gạo sạch Cát Tiên” đã được huyện thực hiện và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh lúa, gạo để cấp thương hiệu cho sản phẩm “Gạo sạch Cát Tiên”, “Lúa giống Cát Tiên”. Đến nay, việc cung ứng sản phẩm của Cát Tiên ra thị trường đã từng bước tạo được vị thế. Năm 2013 vừa qua, lần đầu tiên Cát Tiên đã đưa ra thị trường ngoài tỉnh 2.000 tấn gạo hàng hóa mang thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".
Theo kế hoạch, Cát Tiên sẽ nâng diện tích lúa canh tác 3 vụ từ gần 1.000 ha hiện nay lên 1.700 ha, năng suất bình quân từ 50 tạ lên 58 tạ/ha/vụ vào năm 2020. Đặc biệt, huyện phấn đấu xây dựng được vùng lúa chất lượng cao khoảng 1.500 ha để đưa nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" hiện nay thành thương hiệu "Lúa gạo Cát Tiên" vào năm 2020.
Không những thế, Cát Tiên còn xây dựng các “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất, hướng tới được công nhận vùng sản xuất và sản phẩm lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Cát, từ khi thực hiện mô hình HTX, người dân chủ động những sản phẩm do mình làm ra với hiệu quả cao hơn, tinh thần tập thể được nâng cao, quan trọng hơn là đảm bảo sản phẩm của bà con nông dân có đầu ra ổn định.
Vừa qua, HTX đã ký kết với Công ty CP lựa chọn xanh tại TP.HCM thực hiện phân phối độc quyền gạo Cát Tiên. Ngoài ra, HTX Cát Thịnh cũng đã xây dựng Nhà máy xay xát lớn nhất huyện và đã được UBND huyện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu "Lúa gạo Cát Tiên".
Trong Chương trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015, huyện Cát Tiên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành các chỉ tiêu: Trên 12% diện tích đất canh tác nông nghiệp được sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Có 1 đến 2 sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.
Related news

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.