Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.
Tại bản Ven, xã Xuân Lương, những đồi chè xanh mướt ngày càng được mở rộng. Bản Ven với hơn 80% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Cao Lan đã quen với việc canh tác theo kiểu "tự cung tự cấp”. Nhưng khoảng 4 - 5 năm trở lại đây được chính quyền các cấp quan tâm vận động bà con chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chọn chè làm cây trồng chủ lực.
Được Nhà nước hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây chè nên đến nay gần 100% hộ trong bản đã gắn bó với cây trồng này. Hộ trồng nhiều 1-2 mẫu, hộ ít cũng vài sào, năng suất chè đạt 6 tấn/ha/năm.
Giá chè cao và tương đối ổn định nên người dân trong bản có thu nhập khá. Bình quân mỗi hộ thu khoảng 4 - 5 triệu đồng/ tháng. Nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ cây chè.
Được biết, Xuân Lương có 209 ha chè, chiếm 50% diện tích trồng chè của cả huyện, thu hút hơn 1.400 hộ trồng và 800 hộ thu mua, chế biến. Sau gần 3 năm, huyện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống vô tính, trồng thâm canh cải tạo nương chè già cỗi bằng một số giống chè mới và chế biến chè an toàn.
Đến nay, diện tích chè đã được mở rộng, từ hơn 300 ha năm 2010 lên 423 ha năm 2013, đặc biệt năng suất chè ngày một nâng cao. Do có những lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, chè Xuân Lương thơm và "được nước”, nên tiêu thụ thuận lợi
Để phát huy hiệu quả cây chè, UBND huyện Yên Thế định hướng mở rộng diện tích trồng chè ở 7 xã khác là: Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Tam Tiến, Hồng Kỳ, Đồng Tâm và Phồn Xương. Thực hiện kế hoạch này, huyện chỉ đạo các xã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng chè.
Các cơ quan chuyên môn tích cực hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè theo quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời trích ngân sách hỗ trợ nông dân một phần giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy chế biến chè, bao tiêu sản phẩm, nỗ lực chuẩn bị cho việc đăng ký nhãn hiệu bản quyền chè sạch Xuân Lương vào năm 2014.
Related news

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...