Xanh, sạch xứ dừa

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp ngoài việc xử lý triệt để môi trường trong chăn nuôi, còn giúp người trực tiếp thụ hưởng giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ việc vận dụng khí sinh học vào sinh hoạt.
Ông Bùi Văn Thường, ấp Thanh Hưng, xã Định Thủy (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) tâm sự, gia đình chỉ có vỏn vẹn 1.400 m2 đất trồng dừa và nuôi heo đã 17 năm.
Từ tháng 4/2014 về trước nuôi quy mô vừa, chỉ có 5 con heo sinh sản và 30 con heo thịt.
Lúc đó xử lý chất thải bằng túi nilon nhưng mùi hôi vẫn lan tỏa ra môi trường làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
Đầu tư túi nilon tốn 3 triệu đồng sử dụng được 3 năm nhưng vẫn bốc mùi hôi, lượng khí không đủ để đun nấu.
Ông nói: "Khi được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đối ứng 27 triệu đồng xây công trình khí sinh học 26 m3.
Công trình đưa vào sử dụng phát huy ngay hiệu quả, mùi hôi của chất thải không còn, gia đình quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi.
Ông Phạm Văn Ngời, Phó Chủ tịch UBND xã Định Thủy đánh giá, sau hơn 18 tháng dự án LCASP triển khai, đến nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 120 công trình khí sinh học.
Nhu cầu xây dựng vẫn còn tiếp diễn song bà con chưa đủ khả năng đầu tư.
Đề nghị dự án tiếp tục hỗ trợ kịp thời, giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Hiện tại, heo sinh sản đã tăng lên 13 con và heo thịt hàng chục con thường trực trong chuồng mà vẫn không có mùi hôi.
Bây giờ ra chuồng heo giăng mùng ngủ là ngon giấc chứ không phải như trước nằm trong nhà vẫn ngửi mùi hôi.
Dự án LCASP đầu tư kịp thời đã giúp gia đình tôi giải quyết vấn đề môi trường, nhà vườn, trang trại xanh, sạch".
Ông Thường cho biết thêm, khi công trình khí sinh đưa vào sử dụng thì lượng khí dùng để đun nấu không hết, phải xả bỏ.
Thấy quá phí nên đã đầu tư thêm 13 triệu đồng mua máy phát điện chạy bằng khí sinh học để bơm nước vệ sinh chuồng trại.
Khi vận dụng khí vào việc phát điện đã giúp gia đình giảm khoảng 60% chi phí tiền điện vệ sinh chuồng trại.
Nếu như trước đây mỗi tháng gia đình sử dụng khoảng 450.000 đồng tiền điện thì từ ngày vận hành máy phát điện bằng khí sinh học chỉ tốn khoảng 200.000 đồng/tháng.
Bình quân một năm gia đình tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng tiền điện.
Khí sinh học vận dụng cho việc đun nấu hằng ngày giảm được gần 2 triệu đồng/năm (tiền mua gas sử dụng).
Công trình còn giúp cho 1 hộ lân cận không phải lo tiền mua gas đun nấu hàng tháng.
Ông Phan Văn Việt, ấp Định Nhơ, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam) cho biết, năm 2014 được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đầu tư thêm 17 triệu đồng xây dựng công trình khí sinh học 24 m3.
Công trình giải quyết ngay ô nhiễm môi trường không khí và nước thải, bà con ai nấy đều khen.
Môi trường chăn nuôi không còn hôi thối nên gia đình quyết định mở rộng quy mô từ 20 con lên 50 con heo thịt và 5 con heo sinh sản.
Lượng khí sinh học từ công trình sử dụng không hết đã cho một hộ mua bán cháo lòng, hủ tiếu xài.
Ông Nguyễn Văn Lý, chủ hộ được "xài nhờ" khí gas cho biết: "Trước đây phải mua củi về đề đun nấu cháo lòng, hầm thịt và nấu nước súp để bán hủ tiếu.
Từ ngày ông Việt cho sử dụng thì gia đình không còn mua củi, mỗi ngày đun nấu liên tục khoảng 10 giờ đồng hồ, rất tiện lợi".
Related news

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.