Xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) Ổn Định Cuộc Sống Nhờ Nuôi Bò Lai
Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.
Theo UBND xã An Phú, tổng đàn bò của xã có khoảng 2.100 con, trong đó bò lai chiếm hơn 85%, được nuôi tập trung tại các thôn Phú Lương, Phú Liên, Chính Nghĩa, Xuân Dục.
Các gia đình ở đây nuôi bò từ lâu nhưng mấy năm gần đây nhờ giá cả ổn định, dịch bệnh được khống chế nên bà con tập trung đầu tư phát triển đàn bò cả về số lượng lẫn chất lượng với nhiều giống bò lai, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bà Nguyễn Thị Kỷ ở thôn Phú Lương cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi bò cỏ. Từ ngày được Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tập huấn, hướng dẫn nuôi các giống bò lai, gia đình tôi bán hết bò cỏ chuyển sang nuôi bò lai. Ban đầu tôi chỉ đủ vốn mua 2 con bò lai Brahman về nuôi, sau đó đàn bò tăng lên 7 con, với giá trị khoảng 200 triệu đồng.
Không riêng gia đình bà Kỷ, ở xã An Phú hầu như nhà nào cũng đầu tư chuyển đổi con giống từ bò cỏ sang bò lai để nuôi. Theo ông Ngô Tấn Sỹ ở thôn Phú Lương, nhờ học được cách nuôi bò vỗ béo từ các buổi tập huấn của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh mà gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư mua giống bò lai Zebu về nuôi.
Hiện đàn bò nhà ông luôn có 11 con; ban đầu ông bỏ vốn mua bò giống loại 6 tháng tuổi, giá thành từ 17 đến 20 triệu đồng/con, về nuôi được 1 năm thì xuất bán với giá khoảng 30 đến 35 triệu đồng/con, bình quân mỗi lứa gia đình ông lãi gần 100 triệu đồng.
Ông Sỹ cho biết: “Để bò có giá trị cao, ngoài việc trồng cỏ cung cấp thức ăn thường xuyên cho bò, vào những tháng cuối trước khi xuất bán tôi còn cho bò ăn thêm cám tổng hợp để “thúc” cho bò tăng trọng, bán được giá hơn”.
Cùng với nuôi bò thịt, người dân xã An Phú cũng đầu tư nuôi bò cái sinh sản. Ông Đặng Văn Lưu ở thôn Chính Nghĩa cho hay: Nhà tôi đang nuôi 7 con bò cái, bình quân mỗi năm đẻ được 7 con bò con, nuôi các con bò con này thêm 6 tháng nữa sẽ bán với giá từ 17 đến trên 20 triệu đồng/con.
Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập được hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò con. Cũng theo ông Lưu, thường thì mỗi con bò cái có thể sinh sản khoảng 20 năm mới phải loại để bán thịt nên người nuôi chỉ cần bỏ vốn gầy giống 1 lần, sau đó chỉ cần chịu khó chăm sóc để duy trì đàn thì sẽ có thu nhập đều đặn.
Khi nuôi bò, bà con của địa phương này rất quan tâm đến việc phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định.
Ông Dương Phước ở thôn Phú Liên cho biết: 8 con bò cái sinh sản là gia tài lớn nhất của gia đình tôi, mọi nguồn chi lớn trong gia đình như cất nhà, mua xe máy hay cho con cái ăn học đều dựa vào chúng. Vì vậy gia đình tôi đều tuân thủ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng dịch cho đàn bò để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nga, cán bộ thú y xã An Phú, nhờ bà con có ý thức phòng dịch cao, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y nên tỉ lệ tiêm phòng vắc xin, đặc biệt là vắc xin lở mồm long móng trên đàn bò của xã luôn đạt trên 90% tổng đàn. Nhiều năm trở lại đây, đàn bò của địa phương ít xảy ra dịch bệnh.
Theo UBND xã An Phú, hiện nay nuôi bò lai là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã. Thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn bà con tiếp cận cách nuôi bò cho hiệu quả cao.
Related news
Từ thực tế ghi nhận được ở người dân nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL có thể khẳng định, nếu bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở ĐBSCL bị "phá sản” và không triển khai nữa, thì đây là những "điểm nghẽn” lớn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế biển của vùng vốn có thế mạnh nhất cả nước.
Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.
Ðược sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, Hợp tác xã Nông- lâm nghiệp & Thương mại Tia Sáng (Gia Nghĩa) đã liên kết với Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến nông, lâm sản - dược liệu sạch Ðắk Nông, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Giai Mỹ trồng 10 ha chanh dây tại thôn 2, xã Ðắk Ha (Ðắk Glong - Đắk Nông) để phục vụ nguyên liệu chế biến nước ép trái cây.
Khi nghe bão số 11 đang đến gần, gia đình tôi khẩn trương thuê nhân công chằng chống lại các trại, chòi nuôi tôm. Do không thể xuất bán tôm mới chỉ nuôi được hơn 1 tháng nên tôi gia cố ao nuôi, tránh để tôm thoát ra bên ngoài.
Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.