Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vượt Khó Giành Thắng Lợi

Vượt Khó Giành Thắng Lợi
Publish date: Friday. June 28th, 2013

Sản xuất vụ mùa năm 2012 trên địa bàn tỉnh ta không chỉ gặp khó khăn về chi phí đầu tư phân bón, giá nhân công đều tăng cao; khung thời vụ sản xuất trùng với mùa mưa bão, trong khi diễn biến của thời tiết khí hậu lại rất phức tạp và khó lường.

Song với việc chủ động trong quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất, vượt lên những khó khăn đó, vụ lúa mùa giành thắng lợi với năng suất trung bình ước đạt trên 48,5 tạ/ha, sản lượng đạt trên 78.900 tấn, tăng gần 1.260 tấn so với vụ mùa năm 2011.

Cùng với việc thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp... bước vào sản xuất vụ mùa năm 2012, bà con nông dân đã chủ động ngay từ khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển.

Diện tích sử dụng biện pháp gieo thẳng ngày càng nhiều (chiếm 86%). Công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời; điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh thường xuyên, chính xác, hướng dẫn phun trừ kịp thời với các diện tích bị nhiễm sâu bệnh gây hại nên đã hạn chế thấp nhất diện tích bị mất trắng.

Với những diện tích mật độ thấp hơn “ngưỡng”, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con không phun trừ mà áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật do đó nông dân trong tỉnh không những giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn mà còn giảm được công phun trừ, phí sản xuất cho các hộ, đồng thời giảm được ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động và an toàn sản xuất.

Nhiều mô hình trình diễn được triển khai thực hiện áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như: Quản lý bệnh bạc lá vi khuẩn hại lúa mùa bằng phương pháp bón phân cân đối; mô hình sản xuất lúa gieo thẳng bằng phương pháp sạ hàng giúp giảm lượng giống sử dụng, giảm công lao động, hạn chế sâu, bệnh hại... đến các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất, như máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch đã góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí đầu tư từ giống, phân bón, thuốc BVTV mà vẫn tăng năng suất, sản lượng trên đơn vị diện tích.

Đơn cử như mô hình quản lý bệnh bạc lá vi khuẩn trên lúa được triển khai tại xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trong vụ mùa năm 2012: thực hiện các biện pháp tỉa giặm sớm ở giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, sau từ 7 - 10 ngày gieo giống kết hợp với bón phân hợp lý, bón sớm và bón đúng với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa sử dụng kỹ thuật SRI với nguyên tắc “4 đúng”; tăng cường sử dụng lượng phân chuồng và vôi bột...

Trong quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh bạc lá và các loại dịch bệnh gây hại trên cây lúa để có biện pháp quản lý và phòng trừ... Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, tham gia mô hình bà con đã tiết kiệm được 30% chi phí đầu tư ban đầu (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) mà năng suất cao hơn từ 3 – 5 tạ/ha so với các chân ruộng đối chứng theo phương pháp canh tác truyền thống.

Vùng lòng chảo Mường Thanh, nông dân có trình độ thâm canh cao, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất các giống lúa chất lượng cao, như: bắc thơm số 7, IR64... năng suất cao hơn khoảng 15 – 20 tạ/ha so với năng suất lúa trung bình của cả tỉnh.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp đã đưa vào gieo cấy khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, như: ĐT 34, RTV, Tám xoan ... có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt, giúp nông dân có nhiều lựa chọn để đa dạng cơ cấu giống trong các vụ tới thay thế cho các giống đã thoái hóa hoặc không phù hợp với đồng đất, thổ nhưỡng và thị trường tiêu thụ.

Ông Trịnh Quốc Cường, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho biết: Cơ cấu giống vụ mùa năm 2012 tuy không có sự thay đổi lớn, song tỷ lệ các giống lúa có sự chuyển biến tích cực. Diện tích gieo cấy lúa lai chiếm khoảng 12% diện tích thực cấy, trong đó, đa dạng các giống như: Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, Q.ưu số 1...

Các giống lúa chất lượng: Bắc thơm số 7, IR 64, Hương thơm số 1 vẫn chiếm hơn 67% và còn lại là các giống lúa địa phương: Bao thai, khang dân 18, nếp N 97, IR 352...  nhằm hạn chế thấp nhất được những rủi ro, mất mùa do cơ cấu giống khi thời tiết bất thuận.

Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc và chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết, song với việc tích cực áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất thì cũng vẫn thành công và vụ mùa năm 2012 thắng lợi đã minh chứng cho điều ấy, là động lực, khích lệ bà con gắn bó với đồng ruộng, góp phần cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.


Related news

Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4% Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4%

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

Monday. March 10th, 2014
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

Monday. March 10th, 2014
Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

Monday. March 10th, 2014
Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

Monday. March 10th, 2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Monday. March 10th, 2014