Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).
Khoảng 7, 8 năm về trước, hồ tiêu rớt giá thảm hại, chỉ còn 35 - 40 ngàn đồng/kg. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu xảy ra hàng loạt. Hai khó khăn trên làm người nông dân không còn khả năng đầu tư vào cây tiêu.
Vài năm trở lại đây, hồ tiêu có giá, nông dân quay trở lại chăm sóc, trồng mới và trồng dặm. Gia đình anh Nguyễn Văn Ánh có gần 1 ha tiêu, trong đó một nửa là tiêu đã 20 năm tuổi, còn lại 10 năm tuổi. Vườn tiêu hơn 500 nọc 10 năm tuổi không bị bệnh, không bị chết, cho năng suất trung bình trên 2 tấn/năm (gần 10 tấn/ha).
Điểm đặc biệt vườn tiêu “ba không” của gia đình anh Ánh là không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết. Lý giải điều này anh Ánh cho biết: Do vườn hơi dốc, đất chủ yếu là sỏi cơm nên dễ thoát nước, tầng canh tác cạn nên rễ tiêu ăn lên, vì vậy không cần làm bồn (tiêu chết phần lớn là do úng nước). Cứ 5 - 7 hàng tiêu anh xẻ một rãnh thoát nước nhỏ, mật độ trồng 2,2x2,2m.
Mỗi năm anh bón 3 lần phân NPK 20-20-15, mỗi lần 0,15kg/nọc; phân bò hoai mục 5kg/nọc. Điều quan trọng là anh hạn chế tác động làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây. Năm 2012, anh thu được 2 tấn/560 nọc (ít hơn năm 2011). Giữa các nọc tiêu anh còn trồng xen gừng để tăng thêm nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích.
Related news

Do ảnh hưởng mưa trái mùa trên diện rộng, làm hơn ngàn hecta lúa hè thu 2013 vừa gieo sạ bị ngập úng nhiều ngày. Hiện nay, ở các địa phương có diện tích lúa bị hư hại, nông dân đồng loạt cấy dặm, dẫn đến “sốt” công.

Thời gian gần đây, nông dân tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận đổ xô tìm mua cá rô đầu vuông để nuôi. Giống cá này mới được phát hiện cách đây hơn một năm, có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường.

Bảo hiểm trên tôm nuôi đang là giải pháp giúp người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) giảm bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận tiền chi trả để tái sản xuất sau hơn 2 tháng tôm nuôi bị thiệt hại và được xác minh.

Hiện nông dân trồng bắp tại nhiều địa phương ở ĐBSCL phấn khởi khi đầu ra sản phẩm đã thuận lợi và giá bắp trái đã tăng từ 7.000 - 10.000 đồng/chục 14 trái so với đầu năm 2013, giúp nông dân có lợi nhuận tương đối khá.

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng đã xây dựng mô hình trồng giống bí đỏ JV 888 F1; đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.