Vườn Cây Ăn Trái Tiếp Tục Phát Triển

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.
Trong này, diện tích cam sành chiếm nhiều nhất, với gần 2.500ha, dừa trên 1.200ha, bưởi trên 1.000ha, nhãn 758ha, diện tích còn lại trồng cam xoàn 38ha, xoài 361ha, sầu riêng 292ha, măng cụt 276ha, chôm chôm 637ha, ca cao trồng xen 260ha và một số loại cây ăn trái khác.
Trước tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng như hiện nay, trong định hướng phát triển kinh tế vườn, huyện Trà Ôn vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả.
Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng. Ngành nông nghiệp cũng tăng cường phối hợp các viện, trường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo hướng dẫn bà con các biện pháp khắc phục, phòng ngừa dịch bệnh,...
Nhờ ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật cộng với kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình sản xuất, bà con nông dân Trà Ôn đã dần khắc phục được diện tích vườn bị sâu hại tấn công, đặc biệt là trên cây nhãn, đến nay đã có gần 900/1.000ha phục hồi.
Related news

Thời gian gần đây do giá đường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) lần lược chuyển sang trồng một số loại hoa màu như: Củ sắn, đậu, bắp, khoai... Đặc biệt là mô hình trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông được người dân ở đây coi là hướng đi mới. Hiện nay bà con nông dân xã An Thạnh Đông đang vào vụ gieo trồng cây củ sắn và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển rất tốt.

Huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế ven viển, huyện đã triển khai các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ người dân Hải Phòng mà người nuôi gà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đều biết tiếng tăm của Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ. Để có thành công đó, vợ chồng anh Lượng đã trải qua bao gian nan với những sự cố thót tim...

Được Trung tâm Khuyến Nông Ngư quốc gia hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thí điểm mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap. Mô hình giúp các hộ nuôi hướng đến sản xuất sản phẩm sạch.

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.