Vụ Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu
Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.
Thực tế cho thấy, do thiếu liên kết trong sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể tranh mua nguồn tôm nguyên liệu với các thương lái Trung Quốc. Còn ngành quản lý cũng không thể cấm nông dân bán tôm cho thương lái nước ngoài, khi giá thu mua tôm của họ cao hơn doanh nghiệp trong tỉnh đến vài ngàn đồng/kg. Hàng hóa bán cho người đưa ra giá cao vốn là quy luật của thị trường.
Do vậy, một trong những giải pháp cần được ngành quản lý và các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm hiện nay chính là xây dựng mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân. Làm được việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn tôm nguyên liệu để cung ứng cho các hợp đồng, còn người nông dân cũng an tâm phát triển nuôi trồng khi sản phẩm làm ra được bao tiêu, sản xuất có lãi.
Riêng ngành quản lý sẽ tránh được trường hợp thất thu từ nạn trốn và gian lận thuế, đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định. Tạo được sự liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, nông dân đối với nhiều mặt hàng nông - thủy sản khác, chứ không riêng gì con tôm.
Tuy nhiên, muốn xây dựng được mối liên kết này, phải xác định được vai trò chủ thể và trách nhiệm của người cầm lái trong thực hiện mối liên kết “4 nhà”. Bởi, thực tế cũng đã chứng minh, sự thất bại từ mối liên kết “4 nhà” là do các “nhà” chưa xác định được vai trò chủ thể của mình, nên dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Rồi dẫn đến chuyện mạnh ai nấy làm, quên đi vai trò của người cầm lái trong việc chủ động, định hướng và tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ còn xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu thủy sản do nhiều nhà máy đều cần hàng để thanh toán hợp đồng. Vì vậy, việc xây dựng mối liên kết từ cánh đồng đến nhà máy cần được doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là giải pháp để duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Đồng thời, góp phần chủ động phòng ngừa các thương lái nước ngoài gây xáo trộn thị trường, phá hại nền kinh tế.
Related news
Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..
Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..
Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..
Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..