Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ đông thách thức

Vụ đông thách thức
Publish date: Friday. October 30th, 2015

Tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới chỉ gieo trồng được 33.017,6 ha (75,5%), thả 2.600 ha cá, chậm hơn tiến độ SX vụ đông 2014 (82%).

Theo lãnh đạo Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Nghệ An), với tình hình này, kết thúc gieo trồng vụ đông, toàn tỉnh chỉ có thể đạt trên dưới 90% kế hoạch đề ra.

Cánh đồng Cửa Phú (xã Nghi Long, Nghi Lộc) rộng gần 17 ha nhưng lác đác chỉ vài thửa đất ngô xanh tốt, số còn lại còi cọc, vàng vọt, đã xuất hiện các loại sâu bệnh.

Đây đó vẫn có một vài thửa đất cao cưỡng cỏ dại mọc dày, nhiều thửa còn lại thân cây ngô vụ HT bị cháy khô, người dân chưa thu dọn.

Một số nông dân Nghi Long đang làm cỏ, bóm đạm cho cây ngô và rau màu sớm.

Năm nay, ông Nguyễn Hữu Tình, xóm 3, xã Nghi Long gieo trồng 2 sào ngô LVN 14.

Cùng thời điểm này năm trước, cây ngô đã trổ cờ phun râu nhưng năm nay mới chỉ vươn lên khỏi mặt đất chừng 20 cm.

Chống cây cuốc nghỉ tay, lão nông này cho biết: “Nắng nóng, thiếu nước tưới nên cánh đồng này, ngô hè thu chỉ đạt 50 kg/sào thôi.

Vụ HT đã gặp khó, vụ đông lại còn khó hơn.

Nắng hạn kéo dài khiến bà con gieo trỉa chậm mất gần nửa tháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lịch SX vụ xuân năm sau.

Đến đầu tháng 9, trời bắt đầu có mưa bà con nô nức xuống đồng.

Nhưng hạt vừa gặp đất thì mưa như trút liền mấy ngày, cây mọc lưa thưa, cây bị bó rễ, kém phát triển.

Nhiều nhà phải phá bỏ gieo trỉa lại, số còn lại thì trồng dặm, tích cực chăm bón nhưng cây ngô, cây lạc cũng phát triển kém!”.

Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng được quy hoạch là cánh đồng lớn, cho thu nhập cao của xã, khuôn mặt bà Võ Thị Vân, cán bộ nông nghiệp xã Nghi Long không giấu được thất vọng: “Cửa Phú được quy hoạch là cánh đồng lớn của xã, nông dân từng “đút túi” 500 triệu đồng/ha/năm.

Nhưng nắng hạn kéo dài, mạch nước ngầm xuống thấp, vài năm nay, hiệu quả kinh tế của cánh đồng này không được như kỳ vọng.

“Do hạn hán, việc tích nước nuôi cá vụ 3 gặp khó nên đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ thả được 2.635/3.600 ha kế hoạch.

Nắng hạn kéo dài, quỹ thời gian SX vụ đông ít nên một số vùng đã chuyển sang trồng và tăng thêm 780 ha ngô phục vụ thức ăn tưới cho các trang trại bò sữa…”, ông Nguyễn Đình Hương, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An.

Thời điểm này năm trước, ngô, lạc đã chuẩn bị cho thu hoạch trà đầu; rau màu cũng đã xanh tươi, chuẩn bị cho thu hoạch.

Nhưng năm nay, diện tích gieo trồng mới chỉ đạt 78%.

Cây lạc mới chỉ cao hơn mặt đất chừng 15 cm, vàng vọt, cây mảnh khoảnh, ít cành, hoa lác đác, đương nhiên sẽ ít củ”.

Khó khăn về thời tiết cũng khiến một số hộ dân không mặn mà với vụ đông.

Nhiều hộ cho rằng, gieo trồng muộn sẽ ảnh hưởng đến lịch SX vụ xuân nên họ chủ yếu trồng ngô để lấy thức ăn cho bò chứ không thiết tha việc lấy bông.

Một số hộ thì bỏ hoang đất hoặc chờ đủ ẩm độ để trồng các loại rau màu ngắn ngày phục vụ nhu tiêu dùng dịp tết.

Ông Đồng Thanh Bình, Phó phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, năm nay SX vụ đông diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều thách thức.

Vụ HT kéo dài do nắng hạn, đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích lúa mùa chưa thu hoạch xong.

Vì vậy, quỹ thời gian SX ít, tổng diện tích vụ đông đã gieo trồng mới chỉ đạt 80% theo kế hoạch.

"Mặc dù tỉnh, huyện và một số xã đều có cơ chế hỗ trợ nhưng giá vật tư, phân bón, giống má đang tăng cao hơn khoảng 10-15%; vụ HT mất mùa, tiềm lực đầu tư trong dân kém hẳn; đầu ra thiếu ổn định nên một số nông dân không mặn mà.

Bên cạnh đó, một số diện tích đã gieo trồng gặp mưa dài ngày khó khắc phục nên nông dân chán nản không đầu tư, chăm bón", ông Bình nói.

Theo thống kê của Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An, vụ đông 2015, ngô vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm 64% diện tích (28.000 ha).

Do nắng hạn kéo dài, ẩm độ thấp nên năm nay, Nghệ An khuyến khích người dân tăng diện tích ngô trên đất 2 lúa.

Nhưng tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới gieo trồng được 21.535 ha ngô (76%).


Related news

Táo Vào Vụ Táo Vào Vụ

Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.

Monday. August 11th, 2014
Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu

Trong niên vụ tới, Cty đã phát triển được vùng nguyên liệu lên 13.000 ha tăng 500 ha so với vụ trước, trong đó tại Khánh Hòa có 8.800 ha, Đăk Lăk có 4.200 ha, sản lượng mía ước đạt 680.000 tấn. Diện tích mía Cty đầu tư là 10.800 ha với tổng số tiền đầu tư 223 tỷ đồng, giá trị đầu tư trồng mới 30 triệu đồng/ha và mía lưu gốc là 20 triệu đồng/ha.

Monday. August 11th, 2014
Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu

Cụ thể, đối với cá sấu thịt bán nguyên con để lấy da loại 7-15kg/con chỉ còn 230.000 đ/kg, giảm 50.000 -70.000 đ/kg; cá sấu con loại 1 tháng tuổi còn 200.000 đ/con, giảm 100.000 -120.000 đ/con. Còn đối với thị trường trăn lấy da XK, giá giảm từ 200.000 -220.000 đ/con, hiện trăn thịt lấy da, loại 1 năm tuổi giá giảm xuống còn 280.000 đ/kg; trăn giống 1 tuần tuổi còn 260.000 đ/con, giảm 100.000 đ.

Monday. August 11th, 2014
Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

Monday. August 11th, 2014
Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

Monday. August 11th, 2014