Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ điều kết thúc sớm

Vụ điều kết thúc sớm
Publish date: Tuesday. July 7th, 2015

Giá cao nhưng năng suất thấp

Gia đình bà Cao Thị Sên (thôn Đá Trắng, xã Cầu Bà, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) là một trong những hộ trồng điều nhiều nhất tại thôn với 4ha, tuy nhiên, sản lượng điều năm nay quá thấp. “2ha điều tôi trồng ở Khánh Nam mất mùa, không hái được trái nào, 2ha điều ở Apan thì vớt vát chút đỉnh, chỉ đủ tiền gạo, chi tiêu cho cả nhà. Cả vụ chỉ kéo dài đúng 3 tuần”, bà Sên nói. Bà so sánh, mùa điều năm ngoái tuy nắng hạn, mất mùa nhưng bà thu hoạch được 4 tấn, năm nay chỉ được vài tạ.

Nhà chị Mấu Thị Thanh Điệp (thôn Cà Thêu, xã Khánh Hiệp) cũng chịu cảnh thất thu. Chị Điệp có 5 sào điều (5.000m2) trồng quanh nhà và khu vực rẫy K25 (địa bàn thôn Cà Thêu) nhưng đều thiệt hại nặng do nắng hạn. Những năm trước, bình quân chị thu hoạch 2 - 3 tạ, có năm cả tấn nhưng năm nay chỉ được 1,5 tạ. Bên cạnh đó, do thiếu nước tưới nên trái điều nhỏ, không có năng suất.

Mất mùa khiến giá hạt điều đầu vụ cao nhất từ trước tới nay, khoảng 29.000 đồng/kg. Bà Đoàn Thị Liên - chủ một điểm thu mua hạt điều tại Cầu Bà cho biết, hiện nay hết mùa nên chỉ còn thu lai rai và giá điều đang chững lại ở mức 20.000 đồng/kg. Cơ sở của bà vụ này chỉ gom được 65 tấn, trong khi năm ngoái hơn 100 tấn. Sản lượng ít nhưng chất lượng điều cũng rất kém (chiếm 80% là điều xấu, hạt nhỏ, da sẫm màu), dù vậy bà vẫn thu mua bởi không có hàng cung cấp.

Theo ông Lê Kim Sung - Phó Chủ tịch UBND xã Cầu Bà, năm nay toàn xã có khoảng 200ha điều, giảm 30 - 40ha so với trước. Do hạn hán, cây điều mất mùa, năng suất, sản lượng đều giảm. Khoảng 20% diện tích điều có năng suất đạt 1 tấn/ha, còn lại 80% diện tích năng suất chỉ đạt 2 - 3 tạ/ha. Hai thôn Đá Trắng và Đá Bàn của xã đều có nhiều diện tích trồng điều. Những năm trước, huyện, xã xác định điều là cây chủ lực tạo điều kiện phát triển kinh tế. Song từ năm 2010 đến nay, liên tục nhiều vụ điều sa sút, do dính sương muối nên sản lượng giảm, người dân chuyển từ trồng điều sang trồng keo.

Không khuyến khích trồng điều

Sản lượng điều hạt giảm mạnh, trong khi đó giá keo tăng đã thôi thúc người dân chặt phá điều, trồng keo hay cây khác có giá trị kinh tế hơn. Mặt khác, diện tích điều trên địa bàn phần lớn trồng đã khá lâu, nay già cỗi, năng lực cho hạt kém cũng là nguyên nhân người dân không còn thiết tha với cây điều.

Ông Lê Văn Hùng - Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Khánh Vĩnh cho biết, diện tích điều lúc cao điểm toàn huyện khoảng gần 2.000ha, tập trung tại các xã phía tây huyện là: Cầu Bà, Liên Sang, Khánh Thượng, Khánh Thành... Tuy nhiên, gần đây, diện tích điều giảm mạnh do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là bệnh thán thư, diện tích chỉ còn khoảng 400 - 500ha. “Thời gian cây điều ra hoa tập trung vào tháng 11, 12 âm lịch. Đây cũng là thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh thán thư (còn gọi là bệnh sương muối) gây rụng hoa, rụng quả non nhiều khiến năng suất giảm mạnh. Bình quân năng suất của cây điều từ 0,8 - 1 tấn/ha, nhưng do sâu bệnh nên giảm rõ rệt. Vì thế, người dân không còn mặn mà chăm sóc, đầu tư cho cây điều...”, ông Hùng nói.

Trước tình hình trên, huyện Khánh Vĩnh không khuyến khích người dân trồng điều. Huyện chủ trương phát triển các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như các giống cây ăn quả chủ lực, trồng keo thay những rừng điều già cỗi... Hiện nay, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được người dân quan tâm hơn cây điều như: sầu riêng, mít nghệ, bưởi da xanh, chôm chôm, keo...


Related news

Chí Công (Bình Thuận) Vào Mùa Khai Thác Sò Chí Công (Bình Thuận) Vào Mùa Khai Thác Sò

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Tuesday. March 11th, 2014
Bảo Đảm Nước Tưới Cho Lúa Chiêm Xuân Bảo Đảm Nước Tưới Cho Lúa Chiêm Xuân

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.

Tuesday. March 11th, 2014
Doanh Nghiệp Thủy Sản “Lao Đao” Bài Toán Thiếu Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Thủy Sản “Lao Đao” Bài Toán Thiếu Nguyên Liệu

Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.

Wednesday. March 12th, 2014
Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Wednesday. March 12th, 2014
Tình Hình Chăn Nuôi Gia Cầm Có Chiều Hướng Tăng Tình Hình Chăn Nuôi Gia Cầm Có Chiều Hướng Tăng

Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tiêu hủy 756 con gia cầm bị bệnh. Trên thực tế, mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về việc chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, nhưng từ sự chủ quan dẫn đến ý thức của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Wednesday. March 12th, 2014