Vĩnh Long Nuôi Cá Tra Tiếp Tục Không Ổn Định

+ Giảm 60 lồng bè nuôi cá
Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, với giá thành sản xuất 22.000 - 23.000 đ/kg hiện nay, người nuôi có lời từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Trong tháng 11, giá cá tra nguyên liệu dao động từ 23.500 - 24.000 đ/kg.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.
+ Giá cá điêu hồng tiếp tục ổn định ở mức 35.000 đ/kg so với tháng trước, nhưng giảm 3.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Với mức giá này, người nuôi cá lồng bè vẫn đảm bảo người nuôi có lãi. Tuy nhiên, hiện lồng bè nuôi cá trên sông đã giảm 60 lồng bè so với cùng kỳ năm trước, do di dời để thi công bờ kè sông Cổ Chiên. Toàn tỉnh hiện có 625 lồng bè nuôi cá với 120.409m3, trong đó đang thả nuôi 488 lồng bè.
Trong khi đó, hiện có nhiều mô hình nuôi các loại thủy sản giá trị kinh tế cao như: cá lóc, lươn, cá trê, cá bống tượng, ba ba, ếch, tôm càng xanh... nhưng không chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành thủy sản.
Nguồn bài viết: http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=103884
Related news

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.