Vinamilk Đã Khởi Công Xây Dựng Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2
Ngày 28/2/2014, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk đã khởi công xây dựng Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 có quy mô 3.000 con bò vắt sữa, với diện tích cho xây dựng trang trại 35.000 m2, diện tích cho vùng nguyên liệu 200 ha. Dự kiến tháng 9.2014 trang trại này đi vào hoạt động. Sản lượng khai thác dự kiến khi hoàn thiện dự án trung bình 50 tấn / ngày.
Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng, và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu.
Ngoài trang trại bò sữa Thanh Hóa 2, năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 3 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con).
Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu (trong đó sữa tươi nguyên liệu từ trang trại chiếm 20%, còn lại 20% của các hộ nông dân).
Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, trong năm 2014 Vinamilk sẽ tiếp tục nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ.
Đợt bò nhập đầu tiên trong năm 2014 vào ngày 25.2 là 200 con bò sữa cao sản mang thai nhập từ Úc. Số bò nhập trong kế hoạch còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp.
Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm.
Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
Related news
Vào thời điểm này, người dân vùng nuôi tôm Bạc Liêu đang cải tạo ao đầm, sẵn sàng cho vụ nuôi mới. Theo đó, công tác quản lý chất lượng giống, thuốc thú y thủy sản được Chi cục Thú y tỉnh chú trọng nhằm không để con giống kém chất lượng và thuốc, hóa chất giả lưu hành trên địa bàn gây rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.
Tình hình tiêu thụ tôm trong năm 2013 tương đối thuận lợi, người nuôi có lợi nhuận từ 70 - 200 triệu đồng/ha.
Thời điểm này không phải là mùa ghẹ, nhưng sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi ngư dân có thu nhập từ 300.000 đến 400.000 đồng, nhờ giá ghẹ tăng cao và đánh bắt được nhiều.
Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ biển, nhiều ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục vượt những con sóng lớn, hòa mình với những cơn mưa, hứng chịu những cơn gió lạnh thổi thẳng vào người, vững vàng tiến ra khơi xa để câu những mẻ cá lớn, để kết thúc những ngày cuối cùng của mùa câu.
Rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng phù hợp với từng địa phương và quản lý theo quy hoạch; quản lý chặt chẽ chất lượng các yếu tố đầu vào; xử lý nghiêm các trường hợp sử dựng tôm bố mẹ tự gia hóa cho sản xuất giống