Vietfish 2014 Nỗ Lực Kết Nối Thị Trường

Ngày 6/8/2014, Hội chợ Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish 2014) đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Vietfish 2014 có sự tham gia của 173 đơn vị; trong đó, có 60 doanh nghiệp thủy sản và 113 doanh nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, Hội chợ năm nay thiếu vắng nhiều doanh nghiệp mạnh về lĩnh vực chế biến, xuất khẩu cá tra.
Theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nét mới của triển lãm lần này là thu hút được nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực tư vấn, chứng nhận chất lượng sản phẩm, xây dựng các quy trình sản xuất bền vững và nhiều hội thảo khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm được tổ chức.
Tới lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Vietfish là sự kiện quan trọng trong hoạt động xúc tiến quảng bá cho thủy sản Việt Nam, là cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp thủy sản trong và ngoài nước. Bộ Công thương khẳng định luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hy vọng ngành thủy sản tiếp tục tìm kiếm thị trường mới và bảo vệ cũng như phát triển uy tín thương hiệu của ngành, đóng góp nhiều hơn nữa trong lĩnh vực xuất khẩu của đất nước.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái và theo số liệu ước tính của liên Bộ, xuất khẩu thủy sản 7 tháng ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ.
Related news

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích tôm được thả trong năm nay là 9ha tại xã Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B. Giá tôm giống năm nay cao hơn năm trước không nhiều, dao động từ 180 đồng - 185 đồng/con, cao hơn khoảng 15 đồng/con. Hiện đàn tôm phát triển rất tốt.

Cuối tuần qua, nhiều hộ chăn nuôi tại Đồng Nai, TP. HCM và khu vực ĐBSCL cho biết, giá heo hơi hiện chỉ còn xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Không chỉ heo hơi giảm giá, nhiều chủ trại heo giống cũng “than ngắn thở dài” khi cả tháng trở lại đây, họ không bán heo con ra được mặc dù giá đã liên tục giảm sâu.

Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.