Viêm Tử Cung Trâu, Bò Cái Sinh Sản Và Cách Can Thiệp
Bệnh viêm tử cung ở trâu, bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như làm mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, giảm năng suất... Trường hợp nặng, làm giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.
Tử cung là bộ phận sinh dục của trâu, bò cái, là đường đi của tinh trùng để gặp tế bào trứng, nuôi dưỡng phôi phát triển thành thục và đẩy thai ra ngoài khi đẻ. Sự cân bằng giữa estrogen có tầm quan trọng trong sự tham gia chuẩn bị niêm mạc tử cung đón nhận hợp tử và phát triển phôi thai giai đoạn đầu. Niêm mạc tử cung ở từng giai đoạn thích hợp còn là nơi chế tiết các hóc môn tương ứng (tế bào nội tiết).
Sự thoái hoá, chết phôi, không thụ thai, tinh trùng bị chết, chậm động dục sau khi đẻ do 2 nguyên nhân sau:
- Rối loạn chức năng nội tiết và sinh lý mô bào tử cung mà chủ yếu là niêm mạc tử cung.
- Sự xâm nhiễm của các loại vi khuẩn, vi rút.
Sự rối loạn nội tiết như tăng foliculin trong máu, tăng Progesteron, mất thăng bằng động thái Estrogen /Progesteron đều là những yếu tố gây viêm tử cung. Nói chung, trong thời kỳ động dục ở giai đoạn thể vàng thích hợp cho vi khuẩn xâm nhiễm. Rối loạn nội tiết và biến đổi bệnh lý mô bào tử cung làm cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh.
Đẻ khó, không chăm sóc tốt, thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ không giữ vệ sinh, sót nhau, sát nhau, dãn cổ tử cung, âm đạo tích chất dơ, tích nước tiểu, những thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển ở tử cung gây viêm.
Viêm nội mạc tử cung mức độ 1 (viêm cata đơn)
Gia súc động dục bình thường, khi động dục tiết dịch, có thể có những gợn trắng ở niêm dịch, trạng thái niêm dịch khác thường không thống nhất. Cổ tử cung sưng, tụ huyết, khám trực tràng không thể phân biệt được tử cung bị bệnh hay động dục.
Viêm nội mạc tử cung mức độ 2 (viêm nội mạc niêm dịch có mủ)
Gia súc động dục không bình thường, niêm dịch có mủ, cổ tử cung mở rộng hay hé mở và sung huyết, sừng tử cung cong, cứng, dày. Buồng trứng bình thường và có thể vàng lưu bệnh lý.
Viêm tử cung mức độ 3 (viêm nội mạc có mủ)
Gia súc ngưng động dục, mủ chảy ra ngoài, nhiều nhất là lúc nằm. Cổ tử cung sưng, mở rộng hay hé mở, phủ màu trắng hay trắng vàng, niêm mạc âm đạo sung huyết. Khám trực tràng thấy sừng tử cung tăng kích thước, thành tử cung dày, tử cung kéo dài, nhất là trâu, bò cái già, buồng trứng có thể vàng lưu bệnh lý.
Viêm tử cung mức độ 3 thường viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và không chỉ nội mạc tử cung bị rối loạn sinh lý và tổn thương mà cả lớp cơ trơn cũng bị viêm.
Viêm tử cung tích mủ
Khám âm đạo thấy âm đạo kéo dài về phía xoang bụng vì sức nặng của tử cung chứa mủ, cổ tử cung có thể đóng lại và bịt kín bằng dịch mủ như có chửa hoặc bị bao phủ chất nhầy, mủ. Cổ tử cung và âm đạo viêm, khám trực tràng thấy hai sừng tử cung tăng dung tích và kích thước. Tử cung sa xuống xoang bụng nhiều hay ít tuỳ thuộc lượng mủ tích lại nhiều hay ít (có trường hợp 20-25 lít mủ). Khi khám có thể nhầm với có chửa nhưng không thấy có thai, không có núm nhau, không cảm nhận có nhịp đập của động mạch giữa tử cung, ở buồng trứng có thể vàng tồn tại.
Điều trị
Để điều trị bệnh viêm tử cung phải tuỳ thuộc theo loại viêm và mức độ nặng nhẹ với phương pháp điều trị sớm, kịp thời, vừa tiêu diệt mầm bệnh, vừa bảo vệ và phục hồi chức năng tử cung. Nếu mầm bệnh đặc hiệu (lao, sảy thai truyền nhiễm..) phải đồng thời điều trị toàn thân với viêm tử cung.
Viêm nội mạc mức độ 1: Dùng dung dịch Lugol 1,5-2% thụt rửa tử cung và lập lại lần 2 sau 5 ngày, dung dịch phải được đưa vào từng sừng tử cung 50-60ml/sừng, cần thiết nên dùng Lugol rửa cổ tử cung và âm đạo (500-1000ml); viêm tử cung ở mức độ này chỉ cần bơm và giữ dung dịch Lugol 1,5-2% là có kết quả. Ngoài ra có thể thay dung dịch Lugol bằng Penicilline 1.000.000 UI và Streptomycine 1g hòa với 100ml nước cất, bơm vào hai sừng tử cung.
Viêm nội mạc niêm mạc mủ: Rửa dung dịch Lugol 2%: 100ml/2 sừng. âm đạo 500-1000ml. Hoặc Penicilline 1.000.000UI và Streptonycine 1g hòa với 100ml nước cất, bơm vào tử cung. Hay 1g Tetracylline với 100ml nước cất.
Điều trị ở giai đoạn động dục sẽ cho kết quả tốt vì sức đề kháng của con vật cao. Chích PGF2 để phá vỡ thể vàng.
Đối với viêm tử cung có mủ, điều trị như viêm tử cung dịch mủ nhưng phải thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol 1% hoặc Rivanol 3% hoặc dùng nước muối 3-5% cho hết mủ rồi mới lưu Lugol hoặc kháng sinh. Số lần thụt rửa và lưu phụ thuộc vào hồi phục tử cung nhanh hay chậm. Tiêm PGF2 để phá vỡ thể vàng.
Đối với viêm tử cung tích mủ, nếu phát hiện sớm và điều trị thì chóng bình phục. Nếu để 2-3 tháng thì khả năng khỏi 50%. Tiêm PGF2± hoặc dùng tay phá thể vàng lưu, bơm 50-100ml dung dịch Lugol 2% vào tử cung và xoa nhẹ qua trực tràng 25-30 phút rồi rút hết dịch bẩn (có thể dùng nước muối để rửa âm đạo). Sau khi thụt rửa, bơm kháng sinh Penicilline 3.000.000UI + Streptomycine 2g pha với 50 ml nước cất với liệu trình 2-3 (ngày lần tiến hành 4 lần). Tất cả các trường hợp viêm tử cung tích mủ phải xét nghiệm để kiểm tra các mầm bệnh đặc hiệu. Nếu sau 5 liều trên không khỏi thì loại thải.
Related news
Để nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái chúng ta cần phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng không bình thường trong qúa trình sinh sản của trâu bò. Các nguyên nhân đó có thể là: Dinh dưỡng, tổ chức phối giống, quản lý sử dụng, thời tiết…
Thời gian gần đây do biến đổi khí hậu, nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện băng giá, nhất là những vùng nông thôn miền núi nên trâu bò đã bị ngã bệnh và chết đột ngột. Đề cập vấn đề này, các chuyên gia Trung tâm nuôi trâu bò Nabraska Linconln Extension Mỹ vừa đưa ra một số khuyến cáo cần thiết để chăm sóc trâu bò trong mùa đông giá lạnh.
Sán lá gan là bệnh phổ biến trên thế giới, trâu, bò, dê, cừu và người đều mắc bệnh. Bệnh do 2 loài sán lá gan gây ra là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Fasciola gigantica có chu trình phát triển, bệnh lý và phòng, trị như Fasciola hepatica. Fasciola hepatica có dạng hình chiếc lá (30 x 13mm), trứng (140 x 80 micromet).
Trước khi đẻ 2 tháng giảm các loại thức ăn tinh, thức ăn kích thích tạo sữa để giảm sản lượng sữa, giảm số lần vắt trong ngày.
Rơm lúa ở nước ta có khoảng 25 triệu tấn (tỷ lệ rơm/lúa quãng 0,8:1). Thành phần chủ yếu của rơm lúa là xơ (34%), tỷ lệ tiêu hoá thấp, nghèo dinh dưỡng (protein: 2 – 3%). Tuy nhiên rơm lúa chứa một năng lượng tiềm tàng.