Vị Ngọt Quýt Đường Trên Đất Cù Lao

Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang đã chuyển đổi hơn 2.000 ha lúa và vườn tạp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, vườn cây ăn quả, ngoài tiêu dùng hàng ngày còn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt trong đó có cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ tính riêng vụ bán Tết Ất Mùi 2015 này, nông dân đã thu về lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha, làm tăng thêm vị ngọt từ cây quýt đường ở xã cù lao màu mỡ này.
Trồng cây quýt đường ở huyện cù lao Chợ Mới, xuất phát từ hộ anh Nguyễn Văn Nghiệp ở ấp Bình Thạnh 2, xã Hòa An, là nhà nông nòi nhưng qua nhiều lần thất bại trên mãnh đất 1,5 ha của gia đình, bởi ảnh hưởng thiên tai lũ lụt. Trước đây trồng lúa không hiệu quả, anh chuyển sang trồng táo, bỏ táo anh trồng sầu riêng, năm 2000 do lũ cuốn trôi hết vườn táo, anh làm lại từ đầu trồng nhãn xuồng cơm vàng.
Nhưng lũ lớn vẫn tiếp tục trong những năm tiếp theo, nên một lần nữa anh đành bỏ nhãn trồng mận An Phước nhưng vẫn không thành công, nợ nần đeo đẳng, đến năm 2004 anh lập vườn sinh thái, tiếp tục thất bại. Là nông dân chịu thương chịu khó không cam chịu cảnh nghèo, thất bại, nãn chí mà trái lại anh nghiệp đã đi nhiều nơi tìm hiểu, tham khảo, được kỹ sư nông nghiệp tư vấn chọn trồng cây con phù hợp với thổ nhưỡng trên cù lao màu mỡ, bởi đất quyết định năng suất, cho trái to, bóng, đẹp, vị ngọt đậm và thị trường có nhu cầu, vì vậy anh bàn bạc với gia đình chọn chuyển trồng cây có múi, quýt đường.
Năm 2012 anh Nghiệp bắt tay vào cải tạo đất, đến tận bến Tre mua cây giống, trồng 1.500 gốc quýt đường, sau 2 năm (tháng 10/2014) thu hoạch vụ đầu tiên kéo dài đến cuối năm 2014, lợi nhuận đến 60% trong tổng doanh thu, anh mang về cho gia đình lãi gần 400 triệu đồng. Anh nghiệp cho biết khác với cây quý hồng chỉ thu hoạch 1 vụ/năm vào dịp Tết Nguyên đán, trong khi đó cây quýt đường cho trái thu hoạch quanh năm, cây dễ trồng, rủi ro thấp. Với 1.500 gốc quýt thu hoạch đợt bán Tết được khoảng 10 tấn và kéo dài đến cuối năm sẽ thu hoạch thêm 30 tấn.
Theo dõi thị trường những năm qua, giá quýt đường bán trong dịp Tết thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg quýt xô. Anh nghiệp phấn khởi cho biết từ đầu tháng 2/2015 đến nay anh bán được trên 2 tấn quýt với giá 32.000 đồng/kg quýt xô, trong 2 ngày 27, 28/12 Âm lịch này anh thu hoạch đợt cuối bán Tết được trên 5 tấn với giá bán rất cao 40.000 đồng/kg quýt xô, gia đình anh sẽ có cái Tết Ất Mùi sung túc so với chục năm liên tục thất bại vừa qua.
Anh Lưu Tấn Phát ở ấp An Thái, xã Hòa Bình với hơn 20 năm làm ruộng, trên diện tích 4,5 ha, nhưng nguồn lãi mỗi năm của gia đình cũng chỉ khoảng 150 triệu đồng. Thấy mô hình trồng quýt của bà con cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh đã tranh thủ 0,15 ha đất vườn tạp xung quanh nhà cải tạo trồng 300 gốc quýt đường.
Anh học hỏi nhiều ở những người đã trồng, chú tâm chăm sóc rất kỹ, tuyển bớt trái để có quýt to đều, bóng, đẹp và treo bán đúng vào dịp Tết.
Trong mấy ngày gần đây anh cũng thu hoạch rộ được 2 tấn, đây là năm thu hoạch đầu tiên của vườn quýt nhà anh, với giá bán 40.000 đồng/kg, thu nhập cao 25 lần so với tổng thu hoạch vườn tạp trước đây chỉ có 3 triệu đồng/năm. Gia đình anh Phát đón Tết Ất Mùi trong niềm vui, phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Hội nông dân huyện Chợ Mới cho biết: Năm nay nông dân ở Chợ Mới đã chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây ăn quả, đã khẳng định được hiệu quả với lợi nhuận thu được cao gấp 5 - 10 lần trồng lúa, riêng cây quýt đường cao hơn 15 lần.
Quýt đường tuy là loại cây trồng mới, chỉ tập trung trồng ở huyện Chợ Mới vài chục ha, chưa phát triển mạnh diện tích nhưng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy vậy huyện sẽ quy hoạch định hướng phát triển diện tích cây quýt đường phù hợp không để cung vượt cầu, lập lại điệp khúc “Được mùa mất giá” như cây lúa...
Related news

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.