Vào tổ hợp tác làm chơi cũng thu tiền tỷ
Thêm mối làm ăn, tăng thu nhập
Là một trong những thành viên tham gia THT ngay từ những ngày đầu mới thành lập, chị Trịnh Thị Khiếu, thôn 12 chia sẻ: “Từ năm 2004, tôi bắt đầu nuôi hươu. Ngày ấy, tôi chăn nuôi theo kiểu được chăng hay chớ nên chẳng khá lên được. Từ ngày tham gia THT, tôi được các thành viên trong tổ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, kỹ thuật khai thác nhung hươu hiệu quả nên chăn nuôi mát tay hẳn. Giờ làm chơi cũng có thu nhập khá”.
Không chỉ nuôi hươu giỏi mà chị Khiếu còn nuôi con gì cũng mau lớn, khỏe mạnh. Với việc chăn thả 20 con hươu, 20 con lợn rừng, hàng trăm gà chọi… mỗi năm chị có thu nhập cả trăm triệu đồng.
Cũng theo chị Khiếu, các thành viên trong tổ thường xuyên hỗ trợ đổi công lao động cho nhau khi mỗi hộ gia đình có việc cần huy động nhiều lao động trong một thời điểm, tiết kiệm được 1 khoản tiền lớn thuê nhân công.
Đến nay, số lượng thành viên THT đã lên đến 25 người, đang duy trì trên 1.800 con nuôi có giá trị kinh tế cao như hươu, lợn rừng, ngựa, nhím… Thu nhập bình quân mỗi hộ khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Có hộ thu nhập cả tỷ đồng/năm” .
Ông Trịnh Văn Tiến-Tổ trưởng THT
Còn theo bà Phạm Thị Tâm, cái được nhất khi tham gia THT là các thành viên cùng nhau liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bà Tâm trồng 1ha đào phai, nuôi 200 con lợn rừng… Trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên bị thương lái ép giá.
“Năm 2014, khi tham gia vào THT, không chỉ được tập huấn kỹ thuật, tham quan các mô hình mà các thành viên còn chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Chúng tôi giới thiệu các mối làm ăn cho nhau, cùng nhau thống nhất giá bán, chung nhau vận chuyển hàng hóa nên hiệu quả kinh tế cao hẳn. Muốn làm ăn lớn là cứ phải liên kết với nhau” - bà Tâm thổ lộ.
Nông dân phấn khởi
Ông Đinh Văn Sỹ - Chủ tịch Hội ND xã Đông Sơn cho biết, xã có địa hình bán sơn địa rất thích hợp nuôi, trồng các con, cây đặc sản. Trước đây, người dân sản xuất tự phát, không chú trọng đến khoa học kỹ thuật nên hiệu quả không cao. Tháng 7.2014, Hội ND xã thành lập “Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cây con đặc sản” với 13 thành viên tham gia ban đầu.
Ông Trịnh Văn Tiến – Tổ trưởng THT cho biết thêm: “Hoạt động chủ yếu của THT là trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng cây, con đặc sản và định hướng, thông tin thị trường đến các thành viên trong tổ”. Đáp ứng đúng và trúng nguyện vọng của hội viên, ND nên số người tham gia THT ngày càng nhiều.
Ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho hay, năm 2015, Hội ND tỉnh đã chủ trì thành lập 69 THT; củng cố, duy trì hoạt động 142 THT đã có từ trước với hơn 2.300 thành viên. Cùng với việc hỗ trợ thành lập và hướng dẫn hoạt động, Hội ND các cấp đã tạo điều kiện cho các THT vay các nguồn vốn ưu đãi như Ngân hàng CSXH, Quỹ Hỗ trợ nông dân… Hội còn phối hợp các sở, ngành hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn pháp luật, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, xúc tiến thương mại cho các THT…
Related news
Bên cạnh lúa Một bụi đỏ Hồng Dân, lúa Tài nguyên với ưu điểm cho cơm ngon, mềm dẻo và thơm đang được các thương lái lùng mua với giá lên tới 8.000 đồng/kg lúa khô.
Người dân ở xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang rất bức xúc vì dự án hỗ trợ lợn giống cho người dân khi về đến xã, chỉ hỗ trợ cho một số cán bộ và người nhà của cán bộ xã Đông Lợi.
Như Dân Việt đã thông tin, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm nuôi bò sữa của miền Bắc với khoảng 15.000 con bò vào năm 2020. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tại đây đã xảy ra hiện tượng một số bò sữa giống bị chết hoặc sảy thai, nghi nguồn bò kém chất lượng…