Home / Tin tức / Tin thủy sản

Vạn Ninh (Khánh Hòa) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Vạn Ninh (Khánh Hòa) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Author: Thanh Hải
Publish date: Saturday. February 27th, 2016

Chúng tôi đến nhà hội viên nông dân Phạm Văn Phong (thôn Ninh Lâm, xã Vạn Khánh), tác giả thực hiện giải pháp làm máy thu hoạch ốc hương dựa trên máy vệ sinh đáy ao. Qua trao đổi được biết, gia đình ông Phong đang nuôi 6ha ốc hương.

Trước đây, mỗi khi thu hoạch ông phải thuê 100 - 120 nhân công, thời gian thu hoạch hơn 8 giờ. Do mất nhiều thời gian nên chất lượng ốc không cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chi phí nhân công lớn, trung bình 25.000 đồng/giờ/người. Để khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình sản xuất ốc hương, ông Phong luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo ra máy thu hoạch ốc sạch, ít tốn nhân công.

Sau một thời gian suy nghĩ, tìm tòi, ông Phong quyết định nghiên cứu và thử nghiệm trên máy làm sạch đáy ao. Từ máy vệ sinh đáy ao, ông nối thêm hệ thống ống chữ T ngược và khung lưới bắt ốc vào ống xả nước, trong đó phần nằm ngang của chữ T được ông đục 20 lỗ dẹt cách đều.

Khi thu hoạch, nước từ các ống dẹt phun ra với áp lực mạnh sẽ đẩy ốc nổi lên bề mặt, đồng thời đẩy tất cả ốc về phía sau nằm gọn trong lưới. Ông Phong cho biết: “Ưu điểm của máy này là vận hành đơn giản, tháo lắp và vận chuyển dễ dàng, hiệu quả cao.

Từ khi có máy, số lượng nhân công tôi sử dụng chỉ còn 25 người, thời gian thu hoạch cũng được rút ngắn còn 2 giờ”.

Hiện nay, nhiều hộ nuôi ốc đã hợp đồng với ông Phong để thu hoạch ốc; khách hàng của ông không chỉ trong huyện mà còn ở các tỉnh khác như: Ninh Thuận, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, mang lại cho ông thu nhập 50 triệu đồng/tháng. Sản phẩm máy thu hoạch ốc hương của ông Phong đã đạt giải ba Hội thi giải pháp KH-KT tỉnh năm 2015.

Ngoài sản phẩm của ông Phong, có thể kể đến giải pháp dụng cụ tra hạt bắp trên ruộng lúa của hội viên Lê Xuân Tân (xã Xuân Sơn), giải pháp nhử bắt tôm hùm con (Hội Nông dân xã Đại Lãnh) và nhiều giải pháp được áp dụng vào thực tế trong sản xuất, mang lại hiệu quả cao.

Theo ông Phạm Tám, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, những năm qua, phong trào thực hiện giải pháp KH-KT được các cấp hội trên địa bàn huyện triển khai và được nông dân hưởng ứng sôi nổi. Tại Hội thi giải pháp KH-KT tỉnh năm 2015, Hội Nông dân huyện Vạn Ninh đã có 9 đề tài đạt giải, trong đó có 1 giải nhì, 1 giải 3 và 7 giải khuyến khích.

Để có được kết quả trên, Hội Nông dân huyện thường xuyên thực hiện công tác rà soát các giải pháp trong cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn. Qua rà soát, hầu hết giải pháp KH-KT đều mang lại hiệu quả, góp phần đơn giản hóa các khâu sản xuất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân.

Ông Phạm Tám cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng các mô hình trên toàn huyện để nông dân giảm bớt chi phí và nhân công, qua đó nâng cao thu nhập. Đồng thời, sẽ tiếp tục thực hiện việc rà soát các giải pháp trong cán bộ hội viên để có thêm nhiều giải pháp đưa vào sản xuất”.


Related news

Vụ cá chết hàng loạt có thể do thiếu oxy Vụ cá chết hàng loạt có thể do thiếu oxy

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, qua kiểm tra môi trường vào ngày 4/2/2016, các chỉ tiêu pH, NH4, NO2, H2S đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu COD (dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước và nước thải công nghiệp) cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT (

Friday. February 26th, 2016
Nuôi cá kèo lợi nhuận bình quân đạt 400 triệu đồng/ha Nuôi cá kèo lợi nhuận bình quân đạt 400 triệu đồng/ha

Ông Nguyễn Văn Dài, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho biết: Vụ nuôi cá kèo năm 2015 - 2016, xã có 05 hộ thả nuôi 3,275 triệu con cá giống trên diện tích 4,55ha. Hiện nay, các hộ nuôi đã thu hoạch, sản lượng đạt 56,7 tấn, năng suất bình quân đạt 12,5 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt 400 triệu đồng/ha.

Saturday. February 27th, 2016
Thanh Hóa chủ động con giống trong nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa chủ động con giống trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 18.400 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó, nước ngọt 10.350 ha; nước mặn, lợ là 7.700 ha... mỗi năm, cần 2 tỷ con giống các loại. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh mới cơ bản đáp ứng được con giống cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và đáp ứng khoảng 30% giống tôm sú, ngao, cua càng xanh... còn giống tôm thẻ chân trắng phải nhập 100%.

Saturday. February 27th, 2016