Vai Trò Của Nhóm, Tổ

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.
Sự xuất hiện những “đại gia” mạnh về tiềm lực để cùng xây dựng ngành nuôi bò sữa công nghiệp và chế biến sữa áp dụng công nghệ cao, giúp cho ngành này có vị thế mới và việc hình thành các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp bổ sung những thiếu sót của dạng nuôi nhỏ lẻ.
Nhưng nuôi bò sữa công nghiệp không thể triệt tiêu hẳn dạng nuôi nông hộ. Bên cạnh yếu tố kinh tế, xét cho cùng phải tính đến vấn đề xã hội. Nếu 3.000 ha đất với hơn 300 hộ nuôi hiệu quả sẽ có ý nghĩa nhiều hơn về mặt xã hội so với cùng diện tích đó chỉ với 1 doanh nghiệp đầu tư.
Tất nhiên nuôi bò sữa dạng nông hộ sẽ giảm dần tại các khu vực đô thị hóa nhưng không thể biến mất, như TPHCM từ trên 10.000 hộ nuôi, nay chỉ còn hơn 8.000 hộ nuôi, nhưng quy mô đàn tăng lên và sẽ chuyển dịch về khu vực nông thôn, nơi có thể phát triển bền vững.
Tuy nhiên, những hạn chế của nuôi dạng này còn phải tiếp tục khắc phục bằng chính sách của nhà nước và tự thân mỗi gia chủ để thích ứng. Điều trước mắt, các hộ nuôi cần liên kết lại dưới dạng các nhóm, tổ hay hợp tác xã. Điều này không dễ thực hiện nếu không có sự tác động của các công ty.
Có thể nói, Công ty FrieslandCampina (FCV) đi đầu trong việc tác động người nuôi liên kết thông qua nhiều chính sách cụ thể. Đến nay FCV giúp hình thành hơn 100 nhóm và 7 tổ hợp tác tự quản với hơn 1.000 hộ nuôi, trong đó, ở TPHCM chiếm 75%.
Mỗi nhóm, tổ bầu ra nhóm trưởng, tổ trưởng. Những người này ghi chép lượng sữa và lấy mẫu sữa từng thành viên mỗi buổi giao sữa, lưu giữ và phân tích khi cần thiết. Những nhóm, tổ được FCV hỗ trợ lắp đặt bồn lạnh giúp nâng cao chất lượng sữa.
FCV kết nối các công ty bán thức ăn chăn nuôi bò sữa, giúp các nhóm, tổ mua trực tiếp từ nhà máy với giá thấp hơn 5%. FCV còn hỗ trợ nông dân kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi của từng lô hàng, đảm bảo nguồn sữa tươi đạt chất lượng như yêu cầu.
Ông Nguyễn Thanh Phương, trưởng nhóm tại xã Tân An Hội, Củ Chi (TPHCM) cho biết, khi tham gia, ông và các thành viên trong nhóm luôn cố gắng để có sản phẩm sữa tốt nhất đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe mà FCV áp dụng, cả về chất lượng, số lượng. Bởi chất lượng sữa càng cao FCV mua giá càng cao.
Đó là lý do để các hộ có động lực cải tiến quy trình nuôi và chăm sóc phù hợp nhất. Cái lợi của việc tham gia các nhóm, tổ là giúp nông dân nâng cao chất lượng sữa, giảm chi phí vận chuyển, được nhà máy tăng thêm giá mua sữa khoảng 300 đồng/kg.
Nhờ vậy thu nhập các hộ trong nhóm, tổ khá dần lên. Theo ông Lưu Văn Tân, Trưởng bộ phận Phát triển ngành sữa FCV, các mô hình này không chỉ giải được bài toán giảm chi phí đầu vào mà còn giúp nâng cao chất lượng sữa nguyên liệu để có giá bán cao hơn, và với việc thưởng khi giao số lượng sữa tươi càng lớn khuyến khích các hộ, nhóm, tổ tăng quy mô đàn lên.
Related news

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.