Và chuyển động của ngành kinh tế mũi nhọn

Theo đó, 2 vùng nuôi tôm công nghiệp này được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng đã khiến cho sản lượng tôm của địa phương tăng lên đáng kể. Với diện tích thả nuôi đến thời điểm này đã gần 180ha, sản lượng tôm dự kiến năm nay sẽ vượt kế hoạch 1.100 tấn.
Đối với nuôi cá biển, theo kế hoạch năm nay toàn huyện sẽ thả nuôi 530 ô, lồng nhưng đến thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đã thả nuôi 775 ô, lồng tập trung tại các xã: Tân Lập, Đầm Hà, Đại Bình với các loại chủ lực như cá song, vược, hồng mỹ, cá thác, trong đó nhiều nhất vẫn là cá song. Năm 2014, huyện Đầm Hà đã xây dựng thương hiệu và vùng nuôi sản phẩm cá song an toàn cho HTX Thương mại Dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản Đức Thịnh tại khu Cái Mắm, xã Tân Lập. Dự kiến, năm nay sản lượng sẽ vượt kế hoạch 320 tấn.
Cùng với nuôi tôm, cá biển, hiện nay nghề nuôi nhuyễn thể cũng phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Hiện nay, bà con nông dân các xã Tân Bình, Đại Bình, Đầm Hà đang tập trung xuống giống ngao. Theo kế hoạch, năm nay toàn huyện sẽ thả nuôi 370ha ngao, dự kiến sản lượng ngao sẽ đạt hơn 1.500 tấn.
Ngoài nuôi ngao, năm nay huyện cũng đã triển khai dự án nuôi hà sú treo dây với diện tích 3ha tại khu vực Cái Bàn, xã Tân Bình. Tham gia dự án này, 3 hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí về giống và được tập huấn về kỹ thuật nuôi. Dự án này đã được các hộ dân thả giống từ ngày 8-5 vừa qua, nếu thành công thì đây có thể xem là mô hình kinh tế mới, mở ra một hướng nuôi mới đối với các bãi triều trên địa bàn huyện.
Cùng với việc quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp, hiện nay huyện Đầm Hà cũng đang tập trung thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, trong đó có dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh của Công ty TNHH Việt - Úc, quy mô hơn 300ha với vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng tại xã Đầm Hà; dự án nuôi trồng thuỷ sản trên biển vụng Thoi Dây, xã Tân Lập với diện tích 70ha, vốn đầu tư 68 tỷ đồng… Khi các dự án này được triển khai sẽ tạo bước đột phá trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương.
Để thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện phát triển, huyện Đầm Hà đã xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ 30% giá giống cho các hộ nuôi khi mua giống rõ về nguồn gốc, được kiểm dịch, đảm bảo chất lượng khi các hộ nuôi đáp ứng các điều kiện như: Với nuôi cá nước ngọt quy mô thả nuôi hơn 2.000m2 trở lên; nuôi mặn, lợ trên 5.000m2 trở lên.
Được biết, để đáp ứng cho vụ nuôi tôm năm nay, ngay từ đầu vụ nuôi Phòng NN&PTNT huyện đã xây dựng lịch thời vụ của địa phương cấp phát cho bà con nông dân; giới thiệu các cơ sở sản xuất giống uy tín trên địa bàn để người nuôi mua được nguồn giống rõ nguồn gốc, có chất lượng tốt, đã qua kiểm dịch làm cơ sở để hỗ trợ người nuôi khi có rủi ro về dịch bệnh.
Theo kế hoạch, năm nay, huyện Đầm Hà sẽ thả nuôi hơn 720ha thuỷ sản các loại, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 225ha; nuôi cá biển 530 ô, lồng và hơn 370ha nuôi ngao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi mới bước vào đầu vụ nuôi xuân - hè, diện tích thuỷ sản thả nuôi một số đối tượng nuôi của bà con nông dân trên địa bàn huyện đã vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện đã đạt 278,9/255ha; diện tích nuôi ngao đạt 208/370ha và 775/530 ô lồng nuôi cá biển. Nhu cầu giống cho năm nay khoảng hơn 400 triệu giống (riêng vụ xuân - hè khoảng 278 triệu).
Related news

Mùa khô hạn, chuồng trại nuôi dê phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh được nóng và ẩm ướt. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 50 – 80cm. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích: Dê đực giống: 1,5 - 2m2, dê thịt 0,6m2. Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống hàng ngày, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần.

Vịt trời vốn bị coi là loài không có tác dụng. Nhưng vài năm trở lại đây, một số hộ nông dân miền xuôi đã thuần chủng, nuôi loài vật này, thu nhập cao. Cách làm này đã được ông Cầm Văn Luân, bản Chiến, xã Chiềng San (Mường La, Sơn La) học tập, áp dụng xây dựng mô hình nuôi vịt trời hiệu quả.

Năm 2012, Công ty TNHH Trung Đồng (TP.Biên Hòa) nhập lô bò Úc nguyên con đầu tiên về Việt Nam. Tiếp theo đó, không thiếu các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) trong ngành thực phẩm và không trong ngành thực phẩm tham gia nhập và phân phối bò Úc, như: Vissan, Hoàng Anh Gia Lai... “Cơn sốt” nhập bò Úc hiện vẫn lan nhanh.

Hiện nay, trong khi nhiều thanh niên nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm, không mấy người mặn mà với công việc nhà nông thì anh Mai Tất Thát (thôn Bảo Châu, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) lại quyết tâm theo đuổi, đưa giống thỏ trắng New Zealand về nuôi thử nghiệm. Bằng niềm đam mê, sự sáng tạo, anh đã vượt qua mọi gian khó, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương.

Trong tháng 6 tới, những lứa bò Kobe đầu tiên “made in Việt Nam” xuất chuồng và bán tại thị trường Lâm Đồng.