Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát Bay Xa

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Thắng tâm sự: “Năm 1998, Nhà nước có chủ trương cho nông dân thuê đất thành lập trang trại, tôi và một số bà con mạnh dạn thuê đất trồng xoài, giống được lấy từ miền Nam. Do đây là một vùng đất cát, lại không có điện, nước nên thời gian đầu, để cây xoài sống được, chúng tôi phải gánh từng thùng nước về tưới. Sau một thời gian, cây xoài phát triển tốt nhưng đợi mãi vẫn không thấy ra hoa, chúng tôi phải vào tận miền Nam mời chuyên gia về. Rồi cây xoài cũng đã ra hoa đậu quả trong niềm vui vô bờ của chúng tôi”.
Vài năm nay, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, người trồng xoài được chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng xoài cát Phù Cát đã được nâng cao; được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị tăng hơn trước rất nhiều.
Giống xoài cát Phù Cát có nguồn gốc là giống xoài cát Hòa Lộc, được đưa về từ miền Nam, do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn hơn các vùng trồng xoài khác từ 1 đến 2 tháng. Hơn nữa, hương vị của xoài cát được trồng ở đây cũng khác rất nhiều so với xoài cát Hòa Lộc được trồng ở các tỉnh phía Nam. Những đặc điểm trên đã tạo nên một “thương hiệu” xoài mang tên xoài cát Phù Cát.
Theo anh Thắng, tuy xoài cát Phù Cát đã có thương hiệu riêng nhưng thị trường tiêu thụ vẫn còn hạn hẹp, giá bán vẫn chưa bằng với xoài cát Hòa Lộc. Vì thế, ước mơ của tôi là làm sao đưa được thương hiệu xoài cát Phù Cát bay xa. Để thực hiện được ước mơ này, anh đã thành lập công ty chuyên mua xoài cát Phù Cát bán ra thị trường. Trước đây, những khách hàng mua với số lượng lớn, họ yêu cầu phải có hóa đơn và chứng minh nguồn gốc sản phẩm, nhưng người nông dân thì không thể làm được, nên xoài cát Phù Cát chưa thể đi xa.
Ngoài ra, anh Thắng còn ấp ủ một dự định táo bạo là sản xuất rượu vang xoài. Anh chia sẻ: “Diện tích trồng xoài của huyện Phù Cát tương đối lớn, gần 250 ha. Vào mùa thu hoạch, ngoài số lượng xoài đủ tiêu chuẩn xuất ra thị trường, còn tồn lại một lượng lớn xoài không đủ tiêu chuẩn, người trồng xoài bán với giá rẻ, nhiều khi phải đổ bỏ rất lãng phí. Tôi đang nghiên cứu cách làm rượu vang từ xoài, nếu thành công sẽ giúp cho người dân trồng xoài có thêm nguồn thu nhập”.
Related news

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Hiện nay một số loại rau màu vụ đông trồng sớm, có thời gian sinh trưởng ngắn như: bí xanh, dưa chuột bao tử, su hào, cải bắp, súp lơ, cà chua… đang cho thu hoạch. Bí xanh được bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg; dưa chuột xuất khẩu giá 5.000-7.000 đồng/kg; cải bắp giá 5.000-6.000 đồng/cây; su hào 3.000-4.000 đồng/củ; cà chua 6.000-7.000 đồng/kg… cho thu nhập cao hơn, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn so với chính vụ.

Bằng Giã là một trong những xã có diện tích mặt nước lớn của huyện Hạ Hoà, rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản. Xã có 12 khu dân cư, với tổng diện tích tự nhiên là 840ha, trong đó diện tích mặt nước 154ha. Hệ thống đầm, hồ ở đây rất phong phú, đa dạng lại ở sát bờ sông Thao và ngòi Lao nên có thế mạnh để phát triển thuỷ sản đa dạng.

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.