Cà Mau Thả Thủy Sản Giống Ra Biển

Ngày 9/12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; UBND xã Lâm Hải, huyện Năm Căn và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tổ chức thả 608.000 con tôm sú, tôm thẻ, cá chẻm và cua biển xuống khu vực khu bảo tồn ven biển do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý.
Số cá thể giống này được thả ở các cửa biển thuộc vùng bãi bồi, là nơi lý tưởng cho các loài thủy sản trú ngụ để sinh trưởng và phát triển, nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, nhằm từng bước phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển; đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sống, không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản.
Related news

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).

Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Hai mặt hàng đều đang đối mặt với những dịch bệnh có tên, mà nếu xảy ra thì chỉ có nước bỏ đi. Nhà vườn thanh long, hiện ai chẳng lo bệnh đốm trắng xuất hiện. Ban đầu chỉ trên dăm ba cây nhưng chỉ trong dăm ba ngày, lan ra cả nghìn cây trong vườn.