Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa
Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.
Theo kỹ sư Trần Thị Hiến, đề tài này được thực hiện trên diện tích 10 ha trồng lúa tại huyện Long Điền trong thời gian 18 tháng (từ tháng 7-2011 đến tháng 12-2012). Trên các bờ ruộng, bà con nông dân chọn 5 loại hoa có màu, có mật và phấn hoa, chịu sự giẫm đạp, chịu hạn, sức sống cao, không tốn công chăm sóc và có thể ra hoa quanh năm như:
Trâm ổi, lạc dại, sao nhái, xuyến chi, mè. Khi cây ra hoa sẽ tạo môi trường sống hấp dẫn các loài ong, côn trùng… tìm đến hút mật và phấn hoa. Sau đó nhiều loài đẻ trứng trên ruộng lúa và tấn công các loài sâu hại nên hạn chế việc dùng thuốc trừ sâu.
Qua thời gian triển khai, mô hình đã tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh, cân bằng, làm mật số thiên địch tăng, chủ yếu là nhóm bắt mồi, bọ xít mù xanh, nhóm ký sinh ở mô hình luôn duy trì ở mức cao hơn so với đối chứng, mật số rầy nâu giảm đáng kể.
Năng suất lúa sau khi triển khai mô hình tăng từ 5 – 5,6 tấn/ha lên 6,4 – 6,5 tấn/ha. Lợi nhuận mô hình sinh thái cao hơn với ruộng đối chứng 3-3,6 triệu/ha/vụ do tiết kiệm được chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Related news
Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.
Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.
Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Đến thời điểm này, vụ vải thiều năm 2014 đã kết thúc. Theo tổng hợp của ngành chức năng, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 191 nghìn tấn, tăng hơn 60 nghìn tấn so với năm 2013.