Ủ Rơm Trồng Nấm Rơm
Giá thể trồng nấm rơm có thể chế biến đơn giản không cần ử nhiều, chỉ cần ngâm rơm rạ với nước vôi tỷ lệ 5% trong khoảng 18-20 giờ rồi vớt ra để ráo nước. Xếp thành bó hoặc luống lien tục như luống khoai lang, chiều rộng 30-40cm, chiều cao từ 25-35cm, dài tùy ý. Khi xếp cần làm cho các lớp rơm xếp tương đối chặt tay. Các luống cần cách nhau 30-35cm để tiện việc đi lại chăm sóc và thu hái.
Tuy nhiên để đạt năng suất cao người ta cũng dung phương pháp ủ rơm tạo một quá trình lên men khử trùng rơm, rạ để có một loại giá thể tốt cho nấm rơm phát triển, tránh sự xâm nhập của nấm dại và mầm bệnh.
Theo phương pháp này người ta trộn vào rơm, rạ đã được làm ướt 2-3% bột nhẹ hay vôi bột, 0,5% đạm ure, 1% đạm sunfat amon, 1-2% super lân rồi ủ đống trong thời gian 7-10 ngày qua 2 đến 3 lần đảo, sau đó đưa ra xếp thành luống rồi chuẩn bị cấy giống nấm.
Trong một số trường hợp còn có thể bổ xung bằng cám gạo 1-2% vào giá thể trồng nấm rơm nằm tạo môi trường thuận lợi và cung cấp dinh dưỡng cho nấm rơm khi phát triển quả thể.
Chú ý khi xử lý rơm rạ: Nên chọn rơm rạ tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, năng suất nấm từ rơm rạ nếp cao hơn lúa tẻ, rơm lúa mùa cao hơn rơm rạ lúa ngắn ngày, rơm rạ đất phù sa cao hơn rơm trên đất bón phân chuồng, rơm rạ trên đất phân chuồng cao hơn trên đất bón phân hoá học.
Không trồng nấm từ rơm rạ lúa trồng trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Dùng rơm rạ suốt máy tốt hơn đập bằng tay... Với rơm rạ tốt, chỉ ủ 5-7 ngày sau tưới nước vôi, trong khi rơm rạ không tốt phải ủ tới 10-15 ngày và phải xáo trộn 2-3 lần.
Bệnh nấm rơm có 2 loại: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm.
Bệnh sinh lý: Với nhiệt độ trên 40oC, tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết, còn dưới 15oC, tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được, ngoài ra, quả thể nấm hay tai nấm cũng không tạo thành được dưới 25oC, từ 25-28oC tai nấm bị dị hình, trên 35oC tai nấm sớm bung dù.
Bệnh nhiễm: Thường là nhiễm nấm mốc và nấm dai. Nấm mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao... phải xử lý thuốc tím hoặc acid acetic, nặng hơn phải dùng Bennomyl, Zineb, Validacin...
Ngoài ra còn có các loại côn trùng như: ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián... phá hại nấm, phải dùng thuốc Furadan để diệt trừ.
Bà con có thể tham khảo thêm qua bộ sách Công nghệ nuôi trồng nấm (2 tập, Nhà XB Nông nghiệp, 2002). Bà con cũng có thể liên hệ với 2 Lúa để tìm địa điểm mua giống, bán sản phẩm, học hỏi kỹ thuật
Ngoài ra, bà con cũng có thể liên hệ với PGS. TS. Nguyễn Thị Chính- bộ môn vi sinh- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia- Hà Nôi. 334 đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Hoặc Công ty TNHH Nấm Linh Chi, Nhà H3 Ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. ĐT: 048582809 (Giám đốc: Vũ Các). Công ty phát triển nông nghiệp bền vững 115 Lãng Yên- Hà Nội.
Related news
Nấm Rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường sinh thái nóng ẩm (nhiệt độ môi trường từ 28-35°C; độ ẩm không khí từ 75-90%).
Cách đây 10 năm anh Quang đạp xe xích lô, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê đủ mọi việc trong làng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn.
Năng suất nấm thu được khi trồng bằng rơm cuộn ước đạt 200 kg/100 cuộn rơm (tương đương 130 kg/tấn rơm nguyên liệu), cao hơn 20-30% so với làm từ rạ bó
Mô hình được áp dụng hiệu quả tại hộ ông Đào Văn Hoang, ngụ ấp Phú Trung, xã Phú Thành, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang
Nghề trồng nấm rơm ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh vài năm trở lại đây.