Tỷ phú ngao
Năm 2002, anh Thái Bá Khang ở xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã vào Bến Tre mua ngao giống về thả trên diện tích 3 ha. Ngay vụ thu hoạch đầu tiên đã thắng lợi. Sau đó anh tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi lên 6 ha.
Anh cho biết, nuôi ngao không khó nhưng phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì ngao mới phát triển ổn định, năng suất bình quân khoảng 30 tấn/ha. Giá ngao thương phẩm có năm đạt 24.000 đ/kg, năm 2014 chỉ còn 11.000 – 12.000 đ/kg song vẫn có lãi.
Trong năm 2013, gia đình anh Khang đã thu trên 12 tỷ đồng từ ương giống và nuôi ngao thương phẩm.
Mặc dù năm 2014 ngao mất giá nhưng anh vẫn không bị thua lỗ, mà còn thuê thêm đất bãi của xã nuôi trên 30 ha ngao, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động cố định và khoảng 100 lao động thời vụ.
Ngoài ra, anh Khang còn thuê 2 chuyên gia thủy sản của Đài Loan để chuyển giao công nghệ sinh sản ngao giống nhân tạo.
Đến nay, anh đã xây dựng và hoàn thiện được trang trại nuôi ngao chuyên nghiệp từ khâu SX giống, ương giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Anh Khang còn có ý tưởng sưu tầm và cho sinh sản giống ngao bản địa (ngao dầu) ở Nghệ An, bởi đây là giống ngao có ưu điểm sống khỏe, thích nghi với môi trường vùng biển địa phương.
Tags: ngao, nuoi ngao, con ngao, thuy san, nuoi trong thuy san, mo hinh nuoi ngao
Related news
Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống là yêu cầu rất cơ bản trong quy trình nuôi tôm nước lợ. Ao được cải tạo tốt sẽ hạn chế mẩm bệnh tồn lưu trong đất của vụ nuôi trước, kết hợp với các biện pháp nuôi nước, xử lý nước để thả giống sẽ giảm được thiệt hại do ao nuôi không còn mầm bệnh.
Hiện nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, mẫu giáp xác ngoài tự nhiên còn phát hiện dương tính đối với bệnh đốm trắng khá cao. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường cho thấy có một số bệnh mới xuất hiện trên tôm nuôi và có khả năng lây lan trên diện rộng.
Ưu điểm khi sử dụng các bể ương là có thể nuôi thương phẩm từ cỡ tôm giống lớn hơn, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm và tăng sản lượng. Ở Braxin rất phổ biến việc sử dụng bể vòng để ương vì nó giúp nước lưu thông đều hơn và ít tích tụ cặn bẩn hơn.
Việc kiểm tra các yếu tố đầu vào khi nuôi ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành và trong giai đoạn đầu là rất quan trọng.
Hiện nay, diện tích nuôi và sản lượng tôm thẻ chân trắng (tôm TCT) không ngừng được tăng lên ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước).