Trúng Tôm Càng Xanh
Hiện nay người nuôi tôm càng xanh (TCX) ở các tỉnh miền Tây đang bước vào vụ thu hoạch, song không có đủ mà bán.
Thương lái gọi điện đặt mua hàng tới tấp, giá cao, có bao nhiêu mua hết. Đặc biệt, ở vùng nuôi TCX tập trung, dù thu hoạch rộ với số lượng nhiều cũng không lo rớt giá, vì đã có một số công ty từ TP.HCM về hợp đồng thu mua tôm tươi XK.
Hút hàng
Đầu mùa lũ đến nay đã gần 4 tháng, tôm lớn bắt đầu thu tỉa. Loại tôm ôxy (tươi sống) bán có giá cao nhất. Anh Nguyễn Hữu Huynh, người nuôi TCX ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) nói: “Dân nuôi TCX ở ĐBSCL đang gặp may. Các chợ trong vùng báo hiệu hút hàng mạnh. TCX chế biến ra nhiều món ngon, nhất là món tôm kho tàu độc đáo.
Do vậy vào mùa cưới hỏi các nhà hàng tiêu thụ mạnh. Thuận lợi nhất là nuôi tôm trong mùa lũ, do có thêm thức ăn cua ốc dồi dào, giảm bớt chi phí nuôi. Nếu có đất rộng, có thể luân canh một vụ lúa - một vụ tôm, chủ động bơm giữ nước được tốt vẫn đảm bảo nuôi tôm trúng. Từ tháng thứ 4 trở đi có thể lựa ra tôm cái mang trứng thu tỉa bán trước”.
Hầu như các hộ dân nuôi TCX nào cũng quen biết với mấy nhà vựa. Một số vựa chuyên mua bán tôm TCX lớn ở khu vực chợ trung tâm Cần Thơ, các chủ vựa có trong tay nhiều số điện thoại liên lạc thường xuyên với các hộ dân nuôi tôm ở các huyện ngoại thành. Nhất là đặt hàng tôm ôxy với số lượng nhiều. Vựa thu mua tôm rồi sau đó bán ra cho các mối tiêu thụ lớn siêu thị, nhà hàng trong thành phố.
“Hiện nay tôm đang tiêu thụ mạnh, có nhiều hôm chủ vựa gọi đặt hàng liên tục và còn thăm dò xem có bao nhiêu tôm tới lứa bán. Giá thu mua tôm ôxy, loại 50 con/kg giá 140.000đ/kg, loại tôm 20 con/kg giá 220.000-240.000đ/kg. Bên cạnh đó, vựa cũng thu mua TCX đánh bắt ngoài sông, rạch tự nhiên, giá cao hơn tôm nuôi 40.000-50.000đ/kg nhưng hàng TCX loại này không có nhiều”, anh Huynh cho biết thêm.
Nhiều người nuôi TCX thừa nhận ít khi rớt giá, đây là năm thứ ba liên tiếp tôm bán được giá cao. Dân nuôi tôm trúng giá, có lãi cao nhờ có nhiều mối tiêu thụ. Theo ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ, tuy có giảm chút ít nhưng diện tích nuôi TCX năm nay ở Cần Thơ vẫn giữ ổn định trên 50 ha.
Bán tôm tươi
Đón mùa nước lũ các tỉnh dọc theo sông Tiền, sông Hậu đều có dân nuôi TCX. Diện tích vùng nuôi tăng hoặc giảm là do phụ thuộc vào nguồn cung tôm giống và mực nước lũ lớn hay nhỏ. Trong những năm qua ở Đồng Tháp hình thành vùng nuôi rộng lớn trên 1.100 ha.
Trong đó huyện Tam Nông có vùng nuôi tập trung nhiểu nhất. Riêng năm nay có 80 hộ thả nuôi trên 603 ha thuộc 6 xã, thị trấn như: Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim. Quy mô nuôi phổ biến từ 1 ha/hộ trở lên và hộ nuôi nhiều nhất 15 ha/hộ.
Ông Hồ Quốc An, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết: So với năm 2013, năm nay diện tích nuôi TCX toàn huyện chỉ giảm khoảng 5 ha.
Nguyên do một vài hộ dân lo xa nước lũ vùng đầu nguồn về ít, nước không đủ lớn ngập đồng khó nuôi. Bên cạnh đó, một số hộ khác còn cho rằng chi phí nuôi tôm tăng cao, giá tôm giống, thức ăn cho tôm đều tăng. Do vậy nếu nước không đủ lên đồng càng lo ngại dịch bệnh, rủi ro thất bát mất vốn.
Năm nay từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 tuy nước lên đồng chỉ ở mức trung bình nhưng tạm đủ cho các hộ nuôi tôm an tâm. Nước có đủ, sạch sẽ giúp tôm mau lớn.
Theo ông An ước tính, năm nay sản lượng TCX của Tam Nông có thể đạt khoảng 1.000 tấn. Hiện thời mới vào đầu vụ thu hoạch TCX, nhưng dân nuôi đã khấp khởi mừng thầm khi thấy có nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua tôm với giá từ 135.000đ/kg đến trên 265.000đ/kg. Đặc biệt năm nay Cty Thủy sản 4 (TP.HCM) về Tam Nông ký hợp đồng thu mua TCX với nông dân.
Hiện nay đã có một số công ty thu mua XK tôm tươi đông lạnh “bó càng” (tôm nguyên con bó càng bằng dây thun) loại 78-80 con/kg và loại tôm lặt đầu vì rớt cỡ.
Vào lúc thu hoạch rộ, cho dù có trên 300 tấn cũng được tiêu thụ hết. Nhờ đó hai năm qua dân nuôi TCX trên ruộng mùa lũ ở Đồng Tháp, An Giang không còn bị động mùa vụ, vì phải gấp rút thu hoạch trong tháng 10 để trả lại mặt ruộng vào vụ lúa ĐX.
Anh Dương Văn Diễn ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông có kinh nghiệm 9 năm nuôi TCX mùa lũ, nói: "Với 16,5 ha, tôi thả mật độ 12-15 con/m2, sau 2-3 tháng đến nay thu tỉa tôm mang trứng được gần 7 tấn, bán 110.000-120.000đ/kg.
Có số tiền này, tôi đầu tư bổ sung trở lại vào chi phí mua thức ăn cho tôm còn trong ao. Chờ tôm nuôi sau 5 tháng có thể đạt loại I - 100 g/con, chiếm 15 - 20%, nếu năng suất đạt tới 1,5 tấn, tôi có thể thu 450 triệu đồng.
Related news
Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.
Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.
Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.