Trồng Thiên Lý Lãi To

Đó là khoản thu nhập khá lý tưởng của anh Trịnh Bửu Kiếm, ngụ ấp Hậu Giang 1, xã Tân Hòa, Phú Tân khi áp dụng mô hình trồng hoa thiên lý thay các mô hình trồng rẫy truyền thống tại địa phương.
Cũng như những hộ khác trong xã, ngoài cây lúa đa phần còn tận dụng đất cồn để trồng nhiều hoa màu, anh Kiếm cũng trồng luân phiên dưa leo, bắp, khoai cao… Sau nhiều lần tham quan mô hình làm ăn hiệu quả tại các tỉnh ngoài, anh đặc biệt chú ý tới mô hình hoa thiên lý cho lợi nhuận khá cao, thu hoạch nhanh và dài hạn hơn các loại cây khác.
Quyết định thử nghiệm mô hình này, anh đã trình bày ý tưởng với Hội Nông dân xã và được anh Phạm Hiền Kế, Chủ tịch Hội tìm kiếm các tài liệu liên quan, giúp đỡ. Toàn bộ diện tích 4.000 m2 được anh Kiểm chuyển sang đầu tư giàn, trồng thiên lý. Với kỹ thuật khá đơn giản, chỉ sau 5,5 tháng chăm sóc, thiên lý đã cho thu hoạch và cho khai thác; kéo dài đến 4 năm.
Đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi ngày anh hái được từ 20- 30 kg bông. “Trồng thiên lý lợi thế ở chỗ không cần chăm sóc nhiều, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó bông thiên lý còn được xem là loại rau sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong những dịp đám tiệc hay cận tết, bông thiên lý rất hút hàng”, anh chia sẻ.
Theo anh Kế, khi giàn đã ở giai đoạn ổn định cần chú ý cắt nhánh để cây nuôi bông tốt. Mô hình này đầu tư chi phí thấp, hiệu quả ngày càng tăng theo thời gian do các vụ sau chỉ chăm sóc nhẹ và thu hoạch. Thiên lý cho hoa liên tục, riêng thời điểm nghịch mùa thời tiết lạnh, ban đêm cần giăng thêm đèn chiếu sáng để kích thích cây trổ bông.
Ngoài lợi nhuận khá, mô hình này cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho lao động địa phương. Trung bình mỗi người hái bông được thuê với tiền công 70.000 đ/ngày. Hiện tại, đầu ra bán bông thiên lý được anh Kiếm liên kết với các chợ như Thuận Giang, Kiến An, Long Xuyên, Châu Đốc. Dàn càng lâu, dây chồi càng nhiều thì năng suất theo đó cũng tăng lên. Nếu tính so với các mô hình trồng rẫy khác, trồng thiên lý có lợi nhuận cao hơn nhiều. Với ưu điểm này, Hội Nông dân xã Tân Hòa cũng đã có kế hoạch nhân rộng mô hình trong năm 2012.
Related news

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.