Trồng rau công nghệ cao - Thân thiện môi trường, an tâm sử dụng
Khởi điểm với diện tích khoảng 1ha, vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng, từ năm 2012, anh Hoàng (xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) quyết tâm làm giàu từ nghề trồng rau.
Trong ảnh: Vườn rau được đầu tư bài bản của anh Hoàng
Từ một nông dân thuần chất, qua quá trình tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, rồi tự "mày mò" làm... doanh nghiệp, để đến nay, mô hình trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới của Cty TNHH Một thành viên Hương Đất- An Phú bước đầu cho kết quả khả quan. Giám đốc Cty là nông dân chính hiệu Nguyễn Ngọc Hoàng.
Khởi điểm với diện tích khoảng 1ha, vốn đầu tư hơn 200 triệu đồng, từ năm 2012, anh Hoàng (xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) quyết tâm làm giàu từ nghề trồng rau. Trồng rau là cái nghề có từ trăm năm nay của người dân An Phú. Tuy nhiên trồng rau sạch thì lần đầu tiên có ở vùng đất này. Vậy nên khó khăn là điều không tránh khỏi.
Trải qua không ít gian truân vất vả, vườn rau của anh cũng được hình thành, những sản phẩm rau sạch đầu tiên đã cho thu hoạch. Nhìn vườn rau xanh mướt, không có sự can thiệp của hóa chất, anh Hoàng vui lắm.
Từ thành công trên, anh Hoàng mở rộng đầu tư bằng việc khép kín 2ha nhà lồng cùng các công trình phụ như giếng khoan, đường đi nội bộ, béc phun tưới nước tự động… tiêu tốn hơn 4 tỷ đồng. Năm 2016, diện tích trồng rau tiếp tục được mở rộng lên 3ha.
Hiện sản phẩm, sản lượng rau sạch của anh tiêu thụ rất ổn định, thị trường chủ yếu là các siêu thị, một số điểm bán hàng tiện lợi ở vùng ven.
Anh cho biết, gần 1/3 sản lượng này cũng đã bắt đầu thâm nhập một số thị trường lớn và khó tính như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế...
Mỗi ngày, vườn của anh cung cấp cho thị trường khoảng 700kg rau củ quả các loại, sản lượng mỗi năm khoảng 200 tấn xuất ra thị trường.
Năm 2013, vườn rau của anh bán ra thị trường được 3 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016, doanh thu đạt khoảng 4 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 30%.
Anh Hoàng cho biết: "Khó khăn rồi cũng qua, thị trường bắt đầu hướng tới những sản phẩm vì sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên người dân đã lựa chọn sản phẩm của mình.
Bây giờ, khái niệm VietGAP đã không còn xa lạ với người tiêu dùng nữa. Hiện Cty có 17 người lao động, lương cho công nhân lao động phổ thông là 4 triệu đồng/tháng, lương của công nhân kỹ thuật thì cao hơn. Nếu được tiếp cận nguồn vốn thì không những giải quyết được nguồn lao động có tay nghề tại địa phương, mà còn mở rộng được mô hình trồng rau sạch theo hướng VietGAP, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn với sản phẩm nông nghiệp...".
Related news
Sau khi áp dụng thành công mô hình trồng ngô sinh khối tại các bãi ngang ở huyện Anh Sơn (Nghệ An), người nông dân nơi đây đã thực sự thoát nghèo.
Trong bối cảnh hạn hán, thiếu nước tưới cho cây trồng trên diện rộng như hiện nay, biện pháp tối ưu là phải sớm triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng
2.500 trụ tiêu của anh Kiên được trồng từ năm 2010, đến nay vẫn phát triển bình thường, ít sâu bệnh và đặc biệt “miễn nhiễm” với bệnh tiêu chết...