Trồng Ớt Sừng Vàng Cho Thu Lãi Cao
Ớt sừng vàng là giống cao sản cho năng suất cao, có độ cay tương đối tốt, được dùng để ăn tươi hoặc làm ớt khô và là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều người. Nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Lê Thanh Dũ ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt sừng vàng châu Phi trên diện tích 2.000m2.
Trước khi trồng ớt, anh Dũ lên líp cao ráo với chiều rộng của líp là 1m, chiều cao 0,2m. Sau khi lên líp xong anh bón vôi xử lý đất với lượng 150 kg/1.000 m2. Vài ngày sau tiến hành bón phân lót và đậy màng phủ. Khi cây con gieo trong bầu được 30 ngày thì anh đem trồng ngoài ruộng với khoảng cách hàng cách hàng 0,7m, cây cách cây 0,7m. Để ớt phục hồi nhanh thì sau khi trồng anh tưới nước hàng ngày cho đến khi ớt bén rễ, sau đó tiến hành tưới thấm qua hệ thống các rãnh. Về phân bón thì ngoài đợt bón lót trước khi trồng, anh Dũ còn bón thúc phân vào các giai đoạn cây được 20, 55, 80 ngày sau khi trồng nhằm giúp cây có đủ các dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Trong quá trình chăm sóc anh Dũ thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh và chủ động phòng trị các đối tượng như bọ trĩ, sâu ăn tạp, bọ cánh phấn, rầy mềm, sâu đục trái để ớt phát triển tốt. Bên cạnh việc chủ động phòng trị côn trùng gây hại, anh Vũ còn xử lý dưới gốc ớt bằng các loại thuốc Coc 85, Topsin hoặc Alitte để ngừa bệnh thối rễ, nứt thân; riêng đối với bệnh thán thư anh sử dụng luân phiên các loại thuốc như Manzate, Antracol, Dithane, Topsin, Coc 85, Aliette để phòng trị.
Do được đầu tư chăm sóc nên ớt của anh Dũ phát triển khá thuận lợi, cây có nhiều nhánh, cành lá sum sê, trái rất sai nên anh thu hoạch được 4.000 kg/2.000 m2, ớt thu hoạch được thương lái thu mua với giá dao động từ 15.000-17.000 đồng/kg, nên sau khi trừ mọi chi phí đầu tư anh Dũ còn lãi được 40.000.000 đồng. Anh Dũ rất vui vẻ cho biết: “ Trồng ớt sùng vàng thu được lãi rất cao và cao hơn nhiều so với trồng lúa”. Ngoài anh Dũ, ở xã Long Hưng B còn có nhiều nông dân trồng ớt sừng vàng cũng đạt được hiệu quả khá cao như vậy .
Anh Dũ chia sẻ kinh nghiệm, đối với trồng ớt sừng vàng thì khâu lên líp và xử lý đất là khá quan trọng, nếu thực hiện tốt khâu này sẽ hạn chế được hiện tượng ớt bị chết cây trong giai đoạn cho trái sau này. Còn đối với bệnh thán thư thì cần chủ động vệ sinh đồng ruộng để giảm bớt nguồn bệnh, đồng thời phun ngừa định kỳ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị từ lúc ớt có trái non để kiểm soát tốt bệnh, nhằm tránh ảnh hưởng đến năng suất.
Ớt sừng vàng cho năng suất khá cao và có đầu ra khá thuận lợi, nên nếu chọn được thời điểm trồng ớt thích hợp thì cây ớt sừng vàng sẽ và mang lại hiệu thiết thực và góp phần tạo việc làm cho nông dân ở địa phương.
Related news
Trái với quy luật nguồn cung giảm, giá tăng, giá chuối hiện vẫn đứng ở mức thấp. Cụ thể, chuối sứ thu tại đại lý đang ở mức 5 ngàn đồng/kg, chuối tiêu 3 ngàn đồng/kg, giảm từ 1-2 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Đặc biệt, chuối bơm chỉ còn 700 đồng/kg, trong khi cùng kỳ mọi năm loại chuối này có thể bán được từ 6-7 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân do các lò làm chuối sấy, chuối chiên giảm mạnh lượng tiêu thụ do đầu ra gặp khó khăn.
Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Trung tuần tháng 11-2014, phóng viên Báo An Giang đến vùng nuôi cá tra xã Hòa Lạc (Phú Tân) tìm hiểu việc ngư dân La Văn Hạp bị Công ty TNHH Phước Phát Lợi (tỉnh Vĩnh Long) lừa mua trên 110 tấn cá tra và quỵt nợ 1 tỷ 126 triệu đồng. Trớ trêu thay, ông Hạp lại bị phạt 9 tháng án tù treo (do ông Hạp ép Giám đốc DN trả nợ- như báo An Giang đã thông tin ngày 17-11), khiến dư luận xôn xao.
Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.
Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.