Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Nhập 60 Triệu Đồng / Công

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A.
Bà Hoa trồng 1 công ớt chỉ thiên, xuống giống vào giữa tháng 11/2010 đến cuối tháng 01/2011 bắt đầu thu hoạch cho đến nay, vào những thời điểm ớt chín tập trung bà Hoa thu hoạch được 400kg trái mỗi đợt hái, sản lượng thu hoạch toàn vụ là 3.500 kg. Ớt sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nhà thu mua với giá 23.000 đồng/kg nên sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, bà Hoa thu được lãi 60 triệu đồng. Được biết vụ màu vừa qua ngoài cây ớt, bà Hoa còn thu được lãi cao từ trồng khoai môn.
Khi trao đổi về kinh nghiệm trồng ớt, bà Hoa chia sẻ như sau:
- Về giống: chọn giống của các công ty có uy tín, được thị trường chưa chuộng.
- Làm đất: vệ sinh đồng ruộng, xới đất cho tơi xốp rồi lên liếp rộng 1m, cao 0,2m, rãnh sâu 0,35-0,4m. Cần đậy màng phủ hoặc tủ rơm để giữa ẩm đất và hạn chế cỏ dại.
- Cách trồng: khi ớt giống ươm trong bầu được 30 ngày thì đem trồng ngoài ruộng phù hợp, khoảng cách hàng cách hàng 0,6-0,7m, cây cách cây 0,4m, số lượng 5.000 cây/công.
- Chế độ chăm sóc: lúc ớt mới trồng cần tưới nước hàng ngày để cây mau hồi phục, khi ớt bén rễ định kỳ 3-5 ngày tưới nước một lần, chú ý tưới phun vừa đủ, tránh tưới quá đẩm nước làm ảnh hưởng đến bộ rễ, cây phát triển chậm và dễ bị nấm bệnh tấn công. Khi ớt được 40 ngày tuổi tiến hành cắm cọc, rồi dăng dây làm gía đỡ giúp cây không bị đổ ngã lúc cho trái hoặc khi trời mưa.
- Về bón phân: định kỳ từ 10-15 này bón một lần phân với số lương từ 25-30 kg NPK (20-20-15)/công. Bên cạnh đó phun thêm phân bón lá có chứa chất trung lượng, vi lượng giúp cây có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
- Về phòng trừ côn trùng gây hại: định kỳ 5-7 ngày phun thuốc Confidor, Admire, Match, Abmectin để phòng trừ bọ trĩ và gây mềm vì đây là hai đối tượng gây hại quan trọng đối với ớt.
- Về phòng trừ bệnh hại: trước khi trồng phun thuốc Rovral để ngừa bệnh chết cây con. Khi ớt từ 30 ngày tuổi về sau có thể tưới gốc bằng một trong các loại thuốc như Zineb, Topsin M, Aliette để phòng trị một số nấm bệnh gây hại dưới gốc và rể ớt. Đặc biệt khi ớt cho trái cần chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh thán thư bằng một trong các loại thuốc đặc trị như Atracol, Bavistin, Amistar để quản tốt bệnh hại nguy hiểm này.
Nhờ chủ động chăm sóc và phòng trừ tốt sâu bệnh nên ruộng ớt của bà Hoa có thời giai thu hoạch tương đối dài nên ớt cho năng suất rất cao. Sau khi thu được lãi cao từ trồng ớt và khoai môn, hiện nay bà Hoa đã mua vật liệu để chuẩn bị xây nhà kiên cố cho gia đình.
Related news

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.