Trồng Ngò Gai
I/ Đặc điểm thực vật học- Cây ngò gai thuộc cây thân thảo.
- Cây cao trung bình khoảng 15 – 25 cm.- Lá ngò gai rộng, 2 bên mép của phiến lá có nhiều răng cưa, có xu hướng rộng dần về phía ngọn lá.
- Cuống lá mọc trực tiếp từ gốc cây, ngò gai phát triển phân thành nhiều tầng lá khác nhau.- Hoa của ngò gai mọc từ trục thân, hoa hình bầu dục hay hình trụ.
- Quả ngò gai hình cầu, hơi dẹt, chứa nhiều hạt để làm giống.
2/ Công dụng - Ngò gai là loại rau gia vị thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng.
- Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…
3/ Kỹ thuật trồng3.1/ Giống:
- Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000 m2 từ 3 – 5 kg. Muốn gieo đều nên chia hạt giống thành 2 lần gieo, mỗi lần gieo trộn hạt với phân, đất rồi tiến hành vãi đều trên mặt luống.- Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất ( sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
3.2/ Đất trồng:
- Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.
- Lên liếp hình mai rùa, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn, rộng 1 – 1.2 m, cao mặt liếp 15 – 20 cm.- Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước.
3.3/ Bón phân: (lượng phân tính cho 1.000 mét vuông):Bón lót:
+ Phân chuồng 400 - 500 kg.+ 20 – 30 kg phân NPK ( loại 20 – 20 - 15) sau khi bón xới xáo để trộn phân vào đất.
Bón thúc: sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 5 kg Urê và 10 kg super lân kết hợp với việc tỉa cây.
Bón phân bằng cách hoà phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế không được để cho đất cát, bùn rơi bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.
3.4/ Tưới nước:- Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.
- Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém.
3.5/ Thu hoạch: Tuỳ mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng.
Related news
Ngò gai (rau mùi tàu) không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
Ngò gai còn gọi là mùi tàu hoặc ngò tây, thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ngò gai thu hái được quanh năm. Không chỉ là rau gia vị, toàn cây ngò gai còn có công dụng làm thuốc, bằng cách dùng tươi hoặc phơi khô.
Lá ngò gai hay còn gọi là mùi tàu loại cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán. Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu, không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Hãy cùng khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ lá ngò gai nhé.
Không chỉ là một loại rau đơn thuần, Ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm…
Cây mùi tàu (ngò gai) được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.