Trồng Mía Giống Mới Theo Kỹ Thuật Hàng Đôi

Ngày 22/12/2011, tại xã Vĩnh Thuận-Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định đã tổ chức hội thảo chuyên đề nhân rộng mô hình “Trồng thâm canh các giống mía mới theo kỹ thuật trồng mía hàng đôi”. Tham gia hội thảo có đại diện Trung tâm KNKN tỉnh, đại diện các trạm khuyến nông An nhơn, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh,...
Hơn 80 đại biểu nông dân của 4 huyện trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường, cùng nông dân tham gia mô hình trồng thâm canh giống mía mới tại xã Vĩnh Thuận.
Vụ trồng mía năm 2011, tại làng 5 và làng 6 xã Vĩnh Thuận, Trung tâm KNKN đã cùng trạm Khuyến nông Vĩnh Thạnh đã đưa vào thực hiện Mô hình trồng thâm canh các giống mía mới K84-200 và K88-65 theo kỹ thuật trồng mía hàng đôi, lượng giống là 14 tấn/ha tương đương với 60-66 ngàn hom/ha; mía được trồng theo hàng đôi khoảng cách hàng 0,4 m (hàng đôi) và hàng cách hàng là 1,2 m, hom mía đặt gối đầu lên nhau. Việc đầu tư phân bón thực hiện theo quy trình thâm canh tiên tiến với lượng phân bón đầu tư cho 1 sào (500 m2) là: 700 kg phân chuồng, 75 kg phân hữu cơ vi sinh, 20 kg urê, 25 kg super lân, 20 kg KXCl và 25 kg vôi; toàn bộ phân Hữu cơ, vôi và phân lân được sử dụng để bón lót, số phân còn lại chia làm 3 lần bón thúc vào các tháng thứ 1, 2 và 3 sau khi trồng.
Kết quả mô hình cho thấy: các giống mía K84-200 và K88-65 đều là các giống có dạng hình cao cây, đẻ nhánh tốt, tính chống đổ ngã khá; và đều thuộc nhóm giống chín trung bình, thời gian sinh trưởng 8-10 tháng; tại thời điểm hiện nay cây mía trong mô hình mới chỉ đạt 8 tháng tuổi, năng suất mía ước đạt từ 101-126,4 tấn/ha dự kiến đến khi thu hoạch sẽ đạt từ 120- 140 tấn/ha.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung đánh giá các giống mía K84-200 và K88-65 mới được đưa vào sản xuất là các giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt và chịu đầu tư thâm canh cao thích hợp với kỹ thuật trồng hàng đôi; ngoài ra việc ứng dụng kỹ thuật trồng mía mới theo phương pháp trồng hàng đôi tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng thời giúp tăng năng suất mía từ 15 – 20 %. Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này nhằm chuyển giao nhiều giống mía mới, cùng kỹ thuật trồng mía hàng đôi nhằm giúp bà con nông dân phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Related news

Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.

Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.

Tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 210/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề này được kỳ vọng tạo cú hích cho nông nghiệp Quảng Trị.

Ông Vikram Rajpurohit, GĐ Cty Adarsh Vibrant Impex (Ấn Độ), cho biết, Đồng Tháp là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và đây chính là điểm tương đồng với đất nước Ấn Độ. Cty Adarsh Vibrant Impex có thể hợp tác với tỉnh Đồng Tháp trong lĩnh vực nông nghiệp cùng một số lĩnh vực khác có liên quan và khởi đầu là dự án nhà máy điện từ phế phẩm nông nghiệp.

Ngày 5/1/2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có thông báo kết luận tại cuộc họp BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP, theo đó thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch đề ra nhằm tạo chuyển biến rõ nét về công tác đảm bảo VSATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực trong năm 2015…