Trồng lan trên ao nuôi cá, lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Vườn hoa cây cảnh rộng hơn 3.000m2 có giá trị hàng chục tỷ đồng của ông Xuân nằm ngay sát con đường trung tâm của phường.
Chúng tôi đến thăm khi ông Xuân đang nhâm nhi chén trà cùng một vài khách đến tham quan vườn.
Chỉ vào những chậu địa lan cọp vàng đang trổ hoa khoe sắc tỏa hương thơm dịu nhẹ, ông Xuân nói: “Tôi có thâm niên gần 30 năm trồng cây cảnh nhưng khoảng 5 năm trở lại đây mới bén duyên với hoa lan.
Trồng hoa lan không quá khó về kỹ thuật.
Tôi thấy trồng lan trên ao nuôi cá rất thích hợp với nông dân đô thị, khi mà đất sản xuất của họ không nhiều”.
Trồng lan trên ao nuôi cá - mô hình của ông Trương Ngọc Xuân.
Vườn lan của ông Xuân khá nhỏ nhưng nhờ khéo léo sắp xếp, phân tầng mà nghệ nhân trồng được cả ngàn chậu lan lớn nhỏ có giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng.
Quan sát kỹ, chúng tôi rất thú vị khi phát hiện phía dưới những chậu lan là ao nuôi cá.
Trên mặt ao, ông Xuân xếp các cột bê tông thành từng hàng để đặt các chậu địa lan.
Còn phong lan thì ông gắn tầng để treo.
Dưới ao vẫn thả cá bình thường.
Ông Xuân nói: “Tôi trồng lan theo kiểu tự nhiên chứ không dùng các biện pháp kích thích hoa nở như một số nhà vườn khác.
Hiệu quả trồng lan không cao, nhưng hoa lan tỏa hương và tươi lâu trong 2 – 3 tháng nên khách hàng rất ưa chuộng”.
Không giấu nghề trồng lan trên ao nuôi cá, nghệ nhân Xuân thường xuyên tham gia truyền nghề miễn phí cho bà con ND trong vùng.
Ông thổ lộ: “Muốn thành công thì người trồng phải có đam mê, tâm huyết với nghề...”.
Related news

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ hè - thu năm 2012, nông dân trong tỉnh Đồng Nai sẽ trồng hơn 6.400 hécta mía, tăng gần 300 hécta so với vụ hè - thu năm 2011. Diện tích mía vụ này tăng do thời gian qua giá mì giảm xuống dưới giá thành, nông dân chuyển đất trồng mì sang trồng mía. Các huyện có diện tích trồng mía vụ hè - thu nhiều là: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.