Trồng dưa hấu trên đất lúa lãi hơn 150 triệu đồng/ha
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp trồng dưa hấu với diện tích hơn 513 ha, năng suất từ 19 - 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng/ha.
Người dân phân loại dưa hấu để bán. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
Diện tích trồng dưa hấu hiện nay tại Đồng Tháp với phương pháp trồng trên đất lúa với hình thức sản xuất một vụ dưa hấu, hai vụ lúa, trồng nhiều nhất hiện nay là huyện Tháp Mười, Lấp Vò và Tam Nông.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tại một số ruộng dưa hấu đang thu hoạch được thương lái thu mua với giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg. Do vụ này thời tiết khá thuận lợi, ít sâu bệnh nên năng suất dưa đạt khá cao, hơn 30 tấn/ha.
Anh Huỳnh Thanh Phương xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò cho biết, mỗi ha dưa hấu đầu tư từ 40-50 triệu đồng/ha, vòng đời của dưa hấu từ khi trồng đến khi thu hoạch là 60 - 70 ngày tùy loại giống.
Thị trường dưa hấu năm nay khá phong phú, đa dạng do bà con chọn trồng nhiều loại dưa chất lượng cao, hình dáng đẹp, trái to tròn hoặc dài. Ngoài các giống dưa như: Hắc Mỹ Nhân, Thành Long, An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100; hay như giống Tiểu Hắc Long vỏ đen, hạt lép, chất lượng ngon, ngọt mỗi trái nặng từ 3 - 8 kg nên được người trồng và người tiêu dùng ưa chuộng và đặc biệt trồng nhiều nhất là dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, trái dai thon, để lâu được, mỗi trái cân nặng từ 1-3 kg, dễ tiêu thụ, chất lượng ruột đỏ, ngọt thanh thao…
Đặc biệt năm nay, do thời tiết nắng nóng, dưa hấu tiêu thụ rất nhanh, vì là món ăn giải khát thích thú hiện nay cho người dân.Việc chuyển đổi mô hình trồng dưa hấu trên đất lúa hiệu quả hiện nay ở Đồng Tháp là nhằm tạo cho đất xốp, có thêm nhiều phân, đồng thời cắt đứt những mầm bệnh khi sản xuất lúa liên tục, đồng thời hiệu quả kinh tế hơn, lãi hơn trồng lúa từ 100-120 triệu đồng/ha.
Dưa hấu có giá cao, nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân không nên xuống giống ồ ạt mà nên áp dụng phương pháp xuống giống rải vụ để tránh tình trạng cung vượt cầu như một số nông sản khác.
Related news
Việc thu gom tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh đang là hướng đi đúng nhằm tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ nền nông nghiệp sạch
Xuất thân là một thợ điện nhưng lại bén duyên với chim cút, anh Lâm Văn Luận đang phát triển hiệu quả mô hình nuôi chút đẻ trứng
Hợp tác xã Thần Nông (Kon Tum) hiện trồng đan xen 3ha thanh long ruột đỏ, 3ha sầu riêng, 4 ha bơ sáp xen với ổi Đài Loan.