Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Ổn định kinh tế nhờ nuôi chim cút

Ổn định kinh tế nhờ nuôi chim cút
Author: Mỹ Linh
Publish date: Tuesday. April 24th, 2018

Xuất thân là một thợ điện nhưng lại bén duyên với chim cút, anh Lâm Văn Luận (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) đang phát triển hiệu quả mô hình nuôi chút đẻ trứng.

Anh Luận đang thu nhặt trứng chim cút. Ảnh: M.L

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Điện lực miền Trung, ra trường anh tìm được việc làm gắn với nghề của mình. Nhưng đam mê nuôi trồng từ nhỏ đã kéo anh rời nghề thợ điện để về đầu tư trang trại chăn nuôi của gia đình. Anh cũng từng bỏ công thử nghiệm với nhiều loại vật nuôi khác nhau như nhông cát, gà... nhưng không hiệu quả, cuối cùng, anh đã chọn chim cút là con vật để phát triển kinh tế.

Với số vốn ít ỏi ban đầu, anh vay mượn thêm và đầu tư chuồng trại, nuôi thử nghiệm 2.000 con chim cút giống. Anh kể, thời gian đầu, chưa có kinh nghiệm về nuôi chim cút lấy trứng này nên cút bị bệnh, chết nhiều hoặc chậm lớn, trứng không đạt chất lượng. Anh lên mạng tìm hiểu thêm kiến thức và đi học hỏi các mô hình đã thành công trước đó, dần dần anh cũng thuần được loài chim cút. “Khi đã hiểu được tập tính của chim cút là loài rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, không bị các loại bệnh như gà, vịt nên mình mạnh dạng mở rộng trang trại, nuôi nhiều hơn” - anh Luận cho biết thêm.

Hiện anh chỉ nuôi chim cút lấy trứng với quy mô 2 trại, gần 10.000 con. Anh đang mở rộng thêm cơ sở, nửa tháng tới sẽ nhập thêm 6.000 chim cút giống cho trang trại của mình. Anh Luận cho biết, chim cút dễ nuôi là vậy, nhưng để nuôi số lượng lớn, cho số lượng trứng ổn định là chuyện không hề đơn giản. Đặc tính của loài chim này là ưa sống nơi cao ráo và thoáng mát. Nuôi chim cút quan trọng nhất là phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng. Nước cho cút uống phải là nước sạch. Thức ăn là loại cám chuyên dụng cho loài chim cút. Khi đã nắm được các kiến thức này thì việc chăm sóc chim cút rất dễ dàng. Bình quân một chu kỳ sinh trưởng của chim là khoảng 8 tháng, sau thời gian này phải thay con giống khác để cho sản lượng trứng cao hơn. Chim cút mái bắt đầu đẻ trứng sau 35 ngày tuổi, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi con chim mẹ đẻ 1 quả trứng/ngày.

Mỗi ngày, công việc của anh bắt đầu từ sáng sớm, vệ sinh chuồng trại, cho chim cút ăn, thu nhặt trứng. “Công việc tuy đơn giản vậy chứ một người làm thì phải mất 8 đến 10 tiếng đồng hồ mới xong việc, chưa kể thời gian đi giao trứng cho đầu mối. Tuy nhiên, giá trứng cút cũng bấp bênh lắm, có đợt được 5.000 đồng/chục trứng thì thấy ham, đợt vừa rồi giảm xuống còn 3.200 đồng/chục, tôi thấy cũng nản nên đã bán bớt con giống, thay những con giống đã không còn chất lượng” - anh Luận chia sẻ.

Với trang trại chim cút hiện tại, mỗi ngày anh thu được khoảng 9 nghìn đến 10 nghìn quả trứng để xuất bán ra các đầu mối chợ Hà Lam. Với số lượng tiêu thụ gần 20 nghìn trứng/ngày, lượng trứng từ trang trại của anh không đủ cung cấp. “Khách vẫn thích mua trứng của mình hơn vì trứng to, đẹp, chất lượng, bảo quản cẩn thận” - anh Luận cho biết.

Bên cạnh lấy trứng, phân chim cút được anh tận dụng bán cho các nông hộ làm phân bón cho cây trồng. Đây là loại phân bón rất tốt cho đất nên được người dân ở đây chuộng sử dụng.

Mô hình nuôi chim cút của anh Luận là mô hình duy nhất tại xã Bình Phục mang lại hiệu quả. Cần cù, chịu khó, anh đã thành công với mô hình kinh tế của mình, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình.


Related news

Nam Định tăng cường phòng trừ khô vằn, đạo ôn Nam Định tăng cường phòng trừ khô vằn, đạo ôn

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định, bệnh đạo ôn lá đang phát sinh và gây hại mạnh trên các giống lúa BC15, TBR225, Khang dân 18, Q5, T10,

Tuesday. April 24th, 2018
10 loại rau, củ quả canh tác tốt trên sân thượng nhà phố 10 loại rau, củ quả canh tác tốt trên sân thượng nhà phố

Để trồng rau sạch trên sân thượng. Hãy khởi đầu bằng việc vào trồng những loại cây có ưu điểm dễ trồng, chăm bón đơn giản và nhanh cho thu hoạch dưới đây.

Tuesday. April 24th, 2018
Biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh Biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh

Việc thu gom tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh đang là hướng đi đúng nhằm tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ nền nông nghiệp sạch

Tuesday. April 24th, 2018