Home / Rau củ quả / Dưa gang

Trồng dưa gang trong chậu tại nhà

Trồng dưa gang trong chậu tại nhà
Author: TS.Nguyễn Thị Đào
Publish date: Monday. September 26th, 2016

Chuyên trang “góc xanh gia đình” kỳ này xin giới thiệu đến bạn đọc của KHPT-CĐSK, cùng trải nghiệm thử trồng dưa gang trong chậu tại góc sân nhà phố của mình...

Chọn giống

Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống. Thông thường hay chọn giống dưa gang có màu xanh sáng, trái dài khoảng 25- 30 cm.

Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm. Vòng đời của chúng khoảng 70- 80 ngày từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Dưa gang ăn trái còn xanh nên thu hoạch sớm hơn. Dưa bở ăn trái chín nên thu hoạch muộn hơn.

Cách trồng

Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều.

Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.

Chăm sóc

Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý một số việc trong chăm sóc cây như sau: Phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Khi cây dưa cao 20-30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.

Làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ.

Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.

Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6-7 trái trên một cây dưa gang và 2-3 trái ở cây dưa bở. Nên tìm cách đỡ trái để không ảnh hưởng đến cây và trái .

Đối với dưa gang chúng ta sẽ thu hoạch khi trái đã lớn và còn xanh, trung bình mỗi trái khoảng 0.4- 0.5kg. Đối với dưa bở sẽ thu hoạch khi trái chín, da rạn nứt, trung bình mỗi trái nặng 1- 1.5 kg. Sau khi thu hoạch xong, dọn dây sạch sẽ, xử lý lại đất trồng và tiếp tục trồng các loại rau quả khác.

Cách bón phân

Bón gốc: 3 lần, lần thứ nhất là khoảng 15 ngày sau trồng, lần thứ 2 khoảng 30 ngày sau trồng và lần cuối cùng là khoảng 50 ngày sau trồng. Tốt nhất nên dùng phân Multi bổ sung quả.

Phun trên lá hoặc tưới gốc bằng phân bón sinh học. Giai đoạn tăng trưởng: 25 ngày đầu dùng Super NPK 10- 8- 8 và TS Bio hoặc Super Growth và TS Bio, hoặc K. Humat. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa và nuôi trái: Dùng Super NPK 6- 14- 6, AT

Trồng dưa bở có thể sử dụng thêm Super NPK 3- 18- 18 để tăng độ ngọt.

Định kỳ 10- 15 ngày một lần sử dụng phân vi lượng bổ sung như Micro Boots, Festicombi 5.

Chúc các bạn thành công!


Related news

Dưa Gang Xuất Khẩu Ở Yên Ngô Dưa Gang Xuất Khẩu Ở Yên Ngô

Từ năm 2003 đến nay, cây dưa gang xuất khẩu đã có chỗ đứng chắc chắn ở đây, được bố trí vào thời vụ xuân hè trồng gối vụ cây dưa chuột và vụ lúa mùa, diện tích đạt 30 mẫu

Friday. February 18th, 2011
Kỹ thuật trồng dưa gang Kỹ thuật trồng dưa gang

1. Yêu cầu sinh thái: Dưa gang đòi hỏi sinh trưởng và tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích là từ 18-28oC. Ở nhiệt độ dưới 12oC, dưa gang sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét. Có thể trồng Dưa gang ở khu vực có độ cao 1000m so với mặt nước biển hoặc thấp hơn.

Monday. September 26th, 2016
Trồng dưa gang trong chậu tại nhà Trồng dưa gang trong chậu tại nhà

Khi nói đến dưa gang, chúng ta thường nghĩ đến món gỏi đậu phộng và hương vị đậm đà của dưa mắm. Có người cũng nghĩ đến trái dưa bở mát dịu, vị ngọt thanh rất hay dùng trong những ngày tiết trới nóng bức. Hai giống này có hương vị và cách sử dụng khác nhau, nhưng cùng có kỹ thuật trồng tương tự nhau.

Monday. September 26th, 2016