Hướng Dẫn Bón Phân Cho Lúa Hè Thu Ở ĐBSCL
Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).
Nên bón phân đợt 1 sớm từ 7-10 ngày và bón nhiều lân, nhiều đạm vì cây lúa HT mọc trong điều kiện còn gốc rạ của lúa ĐX, trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, dễ bị ngộ độc hữu cơ là rất cần bón nặng đầu để giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi để đạt năng suất cao vụ HT.
Nếu nông dân bón phân đợt 1 quá trễ (có hộ đến 15 ngày sau sạ mới bón) làm cho cây lúa ngay từ đầu rất cần lân mà không có đã ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ, khó có thể cho năng suất cao về sau. Bón đợt 1 đã trễ, kéo theo bón đợt 2 quá trễ (đợt 2 quy định bón từ 18-22 ngày sau sạ- NSS), có hộ chờ đến 30 NSS mới bón đợt 2 là sai. Nếu bón quá trễ sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu về sau, là nơi phát sinh nhiều sâu bệnh.
Bón trễ làm cây lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng). Việc bón phân đợt 2 (18-22 NSS) còn có nhiệm vụ sửa ruộng cho đều (bằng biện pháp bón vá áo) còn ít nông dân áp dụng do có nhiều ruộng hay do tập quán nông dân Nam Bộ ít cần cù chịu khó. Riêng bón phân đón đòng, nông dân còn rất lúng túng không biết điều chỉnh lượng phân ra sao cho thích hợp, có hơn ½ nông dân bón đón đòng sai kỹ thuật.
Sử dụng phân bón lá để phun xịt tiếp sức cho ruộng lúa phát triển nhanh, nếu có trục trặc về nước, không có nước để bón phân đợt 1 đúng ngày quy định thì hãy xịt phân bón lá (3-4 ngày xịt/lần) giúp ruộng lúa phát triển thuận lợi.
- Phân DAP đang quá mắc, nên thay thế bằng phân lân + urê (3 bao phân lân + 20 kg urê = 1 bao DAP) và tăng phun xịt phân bón lá K-Humate là giải pháp có hiệu quả cao trong tình hình hiện nay.
- Ruộng lúa HT dễ bị xì phèn, cần tăng cường bón vôi, thực tế sản xuất có thể sử dụng phân hữu cơ khoáng Ca Humate (bao phân 50kg, dạng viên có thành phần như sau: 32% CaCO3, 15% hữu cơ, 2% axit humic, 3%N, 3% P2O5, 3% K2O).
II. Cách bón phân có hiệu quả cao
Ngâm hoặc tẩm hạt giống với K-Humate: ½ lít cho 100kg giống (sử dụng các loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).
- 5-7 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.
- 8-10NSS: Bón 200kg phân hữu cơ khoáng Ca-Humate (4 bao), 200 kg phân lân (4 bao Super Long Thành hay lân Ninh Bình, Văn Điển) và 50 kg urê (1 bao). Gọi tắt là 4-4-1: 4 bao Ca Humate, 4 bao lân, 1 bao urê.
- 14 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.
- 18 NSS: Cấy dặm.
- 20 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.
- 22NSS: Phân ra các trường hợp sau:
* Lúa xấu, đất phèn nhiều: Bón 4-4-1 như đợt 1.
* Lúa trung bình, đất ít phèn, đất xám: Bón 3-3-1.
* Lúa tốt, đất phù sa: Bón 2-2-1.
* Đất trũng dư phân: Bón 2-2-0 (cắt urê).
- 28 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.
- 40 NSS: Xịt 1 lít K-Humate/ha.
- 45 NSS: Bón phân đón đòng (theo kỹ thuật không ngày, không số).
+ Chỗ vàng tranh: 50kg urê + 50kg kali/ha.
+ Chỗ xanh đậm: 100kg kali/ha.
+ Chỗ xanh lợt: 25kg urê + 75 kg kali/ha. Đất bị phèn nên bón kèm thêm từ 1-2 bao Ca Humate dưỡng bộ rễ tốt bền, lâu.
- 55 NSS: Xịt 1 lít K-Humate /ha.
- 72 NSS: Xịt 1 lít K-Humate /ha.
Cách bón phân nêu trên sẽ tạo cho bộ rễ lúa phát triển tốt, nhanh, mạnh ngay từ đầu tạo tiền đề cho việc đẻ nhánh hữu hiệu, làm đòng, trổ bông thuận lợi, ít sâu bệnh, cây lúa có thân cứng, lá đứng quang hợp tốt về sau cho năng suất cao.
- Hướng dẫn biện pháp xử lý ngộ độc phèn (5 bước xử lý ngộ độc phèn):
Bước 1: Thay nước mới để xả đáng kể lượng phèn trong ruộng ra, nếu ruộng gò (bị xì phèn) thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ (phân lân chuẩn bị sẵn). Có thể bón vôi từ 300-500kg/ha trước lúc bón phân lân 1-2 ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
Bước 2: Bón Super lân Long Thành hay lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 100-250kg/ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng).
Bước 3: Xịt phân bón lá (có chứa dinh dưỡng NPK chứa lân nhiều như 15-30-15, Hydrophos). Hiện nay đang khuyến cáo xịt phân bón lá hữu cơ cao cấp của Hoa Kỳ là K-Humate 1lít/ha (nhãn hiệu Vina Super Humate) có hiệu quả tức thời, cứu lúa và hạ độc phèn nhanh.
Bước 4: Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lúa lên thấy ra rễ trắng là cứu lúa đã thành công.
Bước 5: Bón phân chăm sóc tiếp tục theo quy trình (urê, DAP, kali...) cho cây lúa phục hồi.
Lưu ý: khi cây lúa bị ngộ độc phèn ngưng ngay bón đạm (urê), nếu bón vào làm lúa chết nhanh.
Hướng dẫn biện pháp xử lý ngộ độc hữu cơ:
- Nguyên nhân: Ruộng lúa ĐX nào thu hoạch quá trễ, không kịp đốt rơm, không kịp làm đất thì dễ bị ngộ độc hữu cơ, nguyên nhân chính là do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lấp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa.
- Triệu chứng: Rõ nhất là bộ rễ bị thối đen, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, không bắt phân. Thường xuất hiện từ 15-30 ngày sau sạ, có nơi bị sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng.
- Cách xử lý:
+ Rơm rạ, thu hoạch vừa xong châm lửa đốt ngay đống rơm sẽ cháy gần hết. Nếu không đốt được, tìm cách mang rơm tươi ra khỏi ruộng.
+ Làm đất: Cày, xới phơi đất từ 7-15 ngày giúp khoáng hóa chất hữu cơ.
+ Bón 300 kg vôi bột (CaCO3/ha) để mau ngấu rạ.
+ Bón lót lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển: 200-400kg/ha).
+ Bón phân đợt 1 sớm (7-10 ngày sau sạ) gồm nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau ngấu rạ. Cụ thể bón 50kg DAP + 50-70 kg urê/ha.
+ Phun phân bón lá (K-Humate nhãn hiệu Vina Super Humate của Hoa Kỳ) giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ cho lúa.
Related news
Năm 2014, xuất khẩu cá ngừ đại dương tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản..., với mục tiêu đạt khoảng 560 triệu USD. Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngư dân cần tuân thủ quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương một cách nghiêm ngặt theo công nghệ mới của Nhật Bản.
50 người nuôi tôm và các khuyến ngư viên cơ sở thuộc các trạm khuyến ngư – khuyến nông ở các huyện, thị, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hoạt động do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm khuyến ngư – khuyến nông tỉnh tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/10.
Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.
Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.
Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.