Trồng Đậu Phộng Dại Trong Vườn Tiêu

Trong khi nhiều nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) còn e ngại khi đưa đậu phộng dại (còn gọi là lạc dại, cỏ lạc, cỏ đậu phộng, cỏ đậu, lạc tiên...) vào trồng xen trong vườn tiêu và các loại cây trồng khác vì nghĩ rằng đậu phộng dại sẽ hút hết chất dinh dưỡng của các loại cây trồng, thì tại vườn tiêu của gia đình ông Hoàng Văn Lập ở ấp Trường An, xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom), đậu phộng dại đã được ông trồng phủ xanh kín cả khu vườn, giúp cho cây tiêu phát triển tốt hơn.
Ông Hoàng Văn Lập cho biết: “Tôi bắt đầu trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2009, lúc đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm 2 ngàn m2. Tôi nhận thấy trồng đậu phộng dại giúp giữ ẩm cho tiêu, cả tuần không tưới mà cây tiêu vẫn tươi tốt không bị héo. Thấy hiệu quả nên tôi đã trồng hết toàn bộ diện tích vườn 1,5 hécta còn lại vào mùa mưa năm 2010 đến nay”.
Việc trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu mang lại rất nhiều lợi ích, bởi cây đậu phộng dại không hút chất dinh dưỡng và không gây hại cho cây khác, trái lại cây đậu phộng dại cải tạo đất rất tốt. Trồng đậu phộng dại cũng giống như trồng dây khoai lang, tỷ lệ sống gần như đạt 100%.
Sau khi trồng khoảng 1 năm, đậu phộng dại phát triển xanh tốt, người trồng tiêu có thể cắt và ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu. Kỹ sư Nguyễn Viết Thê, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom, cho biết: “Trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu giúp nông dân tiết kiệm được lượng nước ngầm đang ngày một khan hiếm tại địa phương. Hiện chúng tôi đang khuyến cáo nông dân nhân rộng mô hình này”.
Ngoài việc giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, việc trồng đậu phộng dại còn có một số tác dụng khác, như: tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thu thành đạm dễ hấp thu cung cấp lại cho cây trồng, giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp hơn.
Ngoài ra, đậu phộng dại cũng có thể làm thức ăn cho bò, dê, tăng vẻ mỹ quan cho khu vườn vì lạc dại nở hoa vàng rất đẹp.
Related news

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

Không chỉ những nông hộ có truyền thống trồng dâu tây, hiện nhiều bà con người dân tộc K’Ho ở thị trấn Lạc Dương cũng đã gắn bó với loại trái cây đặc sản này. Cây dâu tây đã trở thành cây trồng quen thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích tại đây.