Trồng Đậu Nành Không Làm Đất

Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…
Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết, thực tiễn cho thấy, việc triển khai sản xuất theo các mô hình 2 lúa 1 màu sẽ ít rủi ro và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với làm lúa 3 vụ/năm. Trong đó, huyện chọn cây đậu nành để triển khai thực hiện thí điểm trên diện tích hơn 10ha tại xã Mong Thọ A. Xét về cơ cấu mùa vụ, cây đậu nành có thể trồng được quanh năm. Còn theo mô hình 2 lúa một màu thì tốt nhất nên trồng đậu vào vụ xuân hè, tiếp ngay sau vụ lúa đông xuân. Nên chọn các giống ngắn ngày để rút ngắn thời gian canh tác (chẳng hạn giống đậu nành A17, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, chỉ 75 ngày), tránh nắng hạn vào cuối vụ.
Kỹ thuật như sau:
Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống). Sau đó dùng máy cắt gốc rạ (loại máy cắt cỏ) và phủ rơm lại cho đều. Tiến hành bơm nước vào ruộng cho ngập hạt đậu và ngâm khoảng 4 giờ sau đó rút nước ra.
Những nông dân tham gia mô hình này cho biết, ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được lịch thời vụ (do không tốn thời gian làm đất), giảm công làm đất, chi phí bơm tưới nước nhờ tận dụng được độ ẩm trong đất từ vụ lúa. Tuy nhiên, do không được làm đất nên sâu bệnh và cỏ dại có điều kiện phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, còn gặp trở ngại trong việc ứng dụng các kỹ thuật bón phân, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn đều trong đất hoặc vùi lấp như phân lân, phân hữu cơ, vôi…
Do làm trên nền đất ruộng lúa nên tốt nhất là sử dụng phương pháp tưới tràn kết hợp với các lần bón phân theo chu kỳ 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày kể từ ngày gieo sạ. Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại như: sâu ăn tạp, sâu đục thân, đục trái, sâu xanh da láng, rầy cánh phấn, bệnh gỉ sắt, héo rũ, đốm phấn… Trước khi thu hoạch 10 ngày, tiến hành phun thuốc Agamoxome 276SL (thuốc cỏ cháy) cho đậu rụng hết lá. Sau đó cắt ngang cây để thu gom trái, dùng máy suốt để tách lấy hạt, phơi khô.
Ông Nguyễn Văn Phết, một nông dân tham gia mô hình cho biết, mỗi ha đậu nành có thể cho sản lượng thu hoạch từ 2,3-2,5 tấn. Với giá thị trường như hiện nay (khoảng 11.000 đồng/kg), tổng thu khoảng 25-27,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 60%. Nếu so với trồng lúa, lợi nhuận thu được từ vụ trồng đậu nành cao hơn gấp 2 lần. Trong khi đó thời gian chăm sóc lại ít hơn, rút ngắn được thời gian lao động. Ngoài ra, việc trồng đậu nành trên nền đất lúa còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Theo tính toán, những nốt sần trên rễ đậu sẽ cung cấp một lượng đạm khá lớn cho đất, tương đương 10kg phân urê cho 1.000m2. Vì vậy, khi tiến hành gieo sạ lại lúa hè thu, nông dân sẽ đỡ tốn chi phí hơn so với làm lúa 3 vụ/năm.
Related news

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.

Triệu chứng bệnh Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Mục đích: Cải tạo đất và có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia dình. Bước 1: Chuẩn bị làm đất - Phát cỏ, dọn sạch đổ thành đống và đốt, sau đó dùng Trâu cày - Thời gian cày vào khoảng đầu tháng 7 dương lịch, cày xong phơi để ải trong 15 ngày - Làm luống rộng 35 - 40 cm, cao 20 cm, dài tùy theo nương, đào hốc trồng ngô với hốc cách hốc 30 cm, luống cách luống 25 - 30 cm

1. Đất trồng: Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5. - Phân bón: tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha. Bón làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50% phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả.

Triệu chứng bệnh Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.